Phân biệt người dám hộ và người đại diện trong một vụ việc dân sự đóng một vai trò rất quan trọng. Do đó, để biết thêm thông tin về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể định nghĩa người giám hộ và người đại diện. Mà Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định khái niệm giám hộ và đại diện. Do đó, có thể thấy các điểm giống như sau:
i) Thứ nhất, cả giám hộ và đại diện đều có mục đích chung là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể được giám hộ hoặc đại diện
ii) Thứ hai, người thực thiện đều do cá nhân hoặc pháp nhân
Có thể bạn cần biết:Giám hộ, Các vấn đề pháp lý cần quan tâm
i) Người giám hộ Là việc cá nhân, pháp nhân được quy định, được cử hoặc được Tòa Án chỉ định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Ví dụ: Người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự.
ii) Người đại diện là cá nhân hoặc pháp nhân, nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
i) Người được giám hộ (quy định chi tiết tại Điều 47) gồm:Người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng lại bị mất năng lực hành vi dân sự,..; Người mất năng lực hành vi dân sự; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
ii) Người đại diện gồm : Đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
Người được đại diện bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân
i) Với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu;
ii) Phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
iii)Người giám hộ đương nhiên không đăng ký vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ
i) Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện;
ii) Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
iii) Theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
i) Cha,mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
ii) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
iii) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
iv) Người được giám hộ chết;
Tìm hiểu thêm: Thủ tục chấm dứt giám hộ
Pháp luật Việt Nam quy định gồm người đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền
i) Đại diện theo ủy quyền chấm dứt quan hệ khi: Theo thỏa thuận; Thời hạn ủy quyền đã hết; Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; Người đại diện không còn đủ điều kiện về năng lực pháp luật (được quy định tại khoản 3 Điều 134); Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
ii) Đại diện theo pháp luật chấm dứt quan hệ khi: Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; Người được đại diện là cá nhân chết; Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Xem thêm các vấn đề liên quan tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm