Không có giấy kết hôn có ly hôn được không?

Bởi Nguyễn Thị Thu Hồng - 20/09/2023
view 0
comment-forum-solid 0
Rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng không có hoặc không còn giấy đăng ký kết hôn. Vậy trong những trường hợp như bị mất, hư hỏng, một bên cố tình giấu thì sử dụng giấy tờ gì thay thế?

1.  Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 như sau: “Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.”

Nội dung trong giấy đăng ký kết hôn bao gồm:

Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để công nhận quan hệ hôn nhân và gia đình giữa nam và nữ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn

2.  Có thể ly hôn khi không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không?

Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

- Đơn xin ly hôn (trường hợp ly hôn thuận tình) hoặc đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn(trường hợp ly hôn đơn phương).

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; (bản sao có chứng thực)

- Giấy xác nhận nơi cư trú của vợ, chồng; ;

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh nợ chung.

Theo như quy định trên, để ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng nếu trường hợp bị mất, hư hỏng Giấy đăng ký kết hôn bản chính, vợ, chồng có thể ghi rõ lý do trong đơn xin ly hôn và nộp bản sao Trích lục giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để bổ sung. Vợ/chồng có thể đến trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn trước đây đăng ký kết hôn để yêu cầu cán bộ cấp trích lục.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực về hôn nhân và gia đình

3. Thủ tục ly hôn khi không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

3.1 Hồ sơ ly hôn không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Trường hợp 1: Trường hợp hôn nhân trước 03/01/1987 đến nay mà không đăng ký kết hôn. Hồ sơ ly hôn đối với vợ chồng không có đăng ký kết hôn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đơn xin ly hôn;

- Đơn trình bày về việc không có Giấy đăng ký kết hôn;

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu bản sao của 2 vợ chồng;

- Giấy xác nhận nơi cư trú của vợ, chồng (Bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh con chung (Bản sao chứng thực) (Nếu có);

- Giấy tờ về tài sản chung (Nếu có);

- Giấy tờ về nợ chung (Nếu có).

Trường hợp hôn nhân sau ngày 03/01/1987 trở đi mà không đăng ký kết hôn. Hồ sơ yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đơn yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng;

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu bản sao của 2 vợ chồng;

- Giấy xác nhận nơi cư trú của vợ/chồng (Bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh con chung (Bản sao chứng thực) (Nếu có);

- Giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (Nếu có).

Trường hợp 2: Vợ chồng làm hỏng, thất lạc hay một bên cố tình cất giấu. Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm:

- Đơn xin ly hôn;

- Đơn trình bày về việc mất đăng ký kết hôn bản chính;

- Bản trích lục đăng ký kết hôn;

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu vợ, chồng (Bản sao chứng thực);

- Giấy xác nhận nơi cư trú của vợ, chồng (Bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh con chung bản sao (nếu có);

- Giấy tờ về tài sản chung, nợ chung (nếu có).

3.2 Thủ tục ly hôn không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin trích lục kết hôn tại UBND đã đăng ký kết hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hồ sơ xin được trích lục đăng ký kết hôn khi thực hiện việc ly hôn như sau:

  • Mẫu đơn xin trích lục Giấy đăng ký kết hôn/Tờ khai (theo mẫu); 

  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn: cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, những giấy tờ cần thiết như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình tại Tòa án có thẩm quyền

Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Luật HNGĐ thì Tòa án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng có hộ khẩu/tạm trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn. 

Bước 4: Thực hiện thủ tục nộp lệ phí tại cơ quan thi hành án

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét về thẩm quyền, tính hợp lệ của hồ sơ ly hôn trong vòng 08 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ hợp lệ thì Tòa án ra thông báo nộp lệ phí cho người yêu cầu.

Sau khi hoàn thành việc đóng phí theo thông báo và nộp biên lai lại cho Tòa án thì vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định.

Bước 5: Tòa án thụ lý việc dân sự và mở phiên hòa giải

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thủ tục hòa giải tại Tòa án khi ly hôn tại Việt Nam là bắt buộc, thẩm phán phải tiến hành hòa giải. Nếu như tại phiên hòa giải, vợ chồng vẫn thống nhất và giữ nguyên quan điểm như trong đơn ly hôn thì trong thời hạn 07 ngày làm việc Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn nếu các bên không thay đổi ý kiến.

Ngược lại, nếu tại phiên hòa giải vợ chồng đoàn tụ. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.

Bước 6: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn/bản án ly hôn

Đối với quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành. Khi đó, vợ chồng không thể kháng cáo quyết định này đến Tòa án.

Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa; thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân

Như vậy, đối với các trường hợp do yếu tố khách quan mà bị mất giấy đăng ký kết hôn, hoặc giấy đăng ký bị hư hỏng hoặc bị một bên giữ gây khó khăn khi yêu cầu ly hôn, có thể thực hiện việc xin cấp trích lục kết hôn để thay thế. Bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Do dó bản trích lục đăng ký kết hôn hoàn toàn có thể thay thế giấy đăng ký kết hôn bản gốc khi nộp đơn xin ly hôn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.80301 sec| 1039.406 kb