Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là việc làm rất quan trọng giúp bảo vệ tài sản trí tuệ của tác giả. Đăng ký bản quyền tác giả không phải là một thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả dù có đăng ký hay không thì quyền tác giả đều được nhận sự bảo hộ như nhau.
Bài viết thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Thứ nhất, không thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì vẫn được bảo hộ đối với tác phẩm của mình.
Căn cứ định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định căn cứ quyền tác giả sẽ được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện thành một hình thức vật chất nhất định, không có sự phân biệt nội dung, chất lượng hay hình thức và đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Tuy nhiên, cần xác định rõ tác phẩm của chủ sở hữu đó đã được thể hiện dưới hình thức vật chất, nếu đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì việc một người khác lấy tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu để đưa vào vị trí của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Vì tác phẩm được bảo hộ quyền lợi kể từ khi được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
Điều này là hoàn toàn khác biệt so với việc bảo hộ đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay như việc bảo hộ nhãn hiệu quyền sở hữu đối với đối tượng này chỉ phát sinh khi được nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.
Tại sao lại có sự khác biệt này? Chính là do bản chất của bản quyền là tác giả khi sáng tác ra tác phẩm là sản phẩm sẽ mang tính độc nhất và duy nhất, thông qua quá trình phản ánh thế giới khách quan bằng ý chí chủ quan của mình.
Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền tác giả được xem như là việc chiếm đoạt quyền tác giả.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như việc một đối tượng chiếm đoạt quyền tác giả của tác giả chủ sở hữu chính là một hành vi xâm phẩm và việc xâm phạm đó cũng được xem như hành vi xâm phạm quyền nhân thân.
Nên nếu một người lấy tác phẩm của chủ sở hữu, tác giả để đứng tên chính là hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Nên cơ chế tự bảo hộ quyền tác giả được xác lập là rất cần thiết giúp bảo vệ tối đa quyền lợi chủ sở hữu.
Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả nên được thực hiện càng sớm càng tốt vì nó cũng vô cùng quan trọng khi chủ sở hữu quyền đăng ký xảy ra tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên không đăng ký bản quyền tránh các rủi ro pháp lý hơn cho tác giả và chủ sở hữu.
Tác phẩm thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phải được thể hiện dưới hình thức tác phẩm viết. Và để được đăng ký bảo hộ thì tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau: Tác phẩm phải được thể hiện trên một loại vật chất nhất định; Tác phẩm phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra, không sao chép, hoặc bắt chước tác phẩm khác.
Chủ thể có tác phẩm được bảo hộ bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Bước 2: Nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền
Người nộp đơn có thể là chủ sở hữu, tác giả hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại điện của Cục Bản quyền hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu cư trú.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp thì cơ quan quản lý nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm