Không trả sổ bảo hiểm cho người lao động có bị xử phạt?

Bởi Trần Thu Thủy - 10/01/2020
view 440
comment-forum-solid 0
Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc.

Hỏi: Tôi đã chấp dứt hợp đồng lao động với công ty A và chuyển sang làm việc cho công ty B. Tôi đã yêu cầu công ty A chốt sổ Bảo hiểm xã hội để tôi nộp vào công ty B để tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội. Nhưng đã 06 tháng công ty A không chịu trả sổ Bảo hiểm xã hội cho tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, trách nhiệm trả sổ Bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Hành vi không trả sổ Bảo hiểm xã hội cho tôi của công ty A sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? (Phương Lan - Hòa Bình)

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:

Theo Khoản 2,Điều 15, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:Quyền của người lao động "2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc".

Theo Điểm c, Khoản 1,Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:Trách nhiệm của người sử dụng lao động: "1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc".

Theo Khoản 4,Điều 7, Nghị định số152/2006/NĐ-CPHướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc: "Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, bao gồm: a) Cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động; b) Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định".

Theo Khoản 1,Điều 17,Nghị định số 47/2010/NĐ-CP Quy định về hành vi vi phạm kỷ luật lao động:Vi phạm những quy định khác: "1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây: a) Không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; b) Không lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định; c) Không trả lại sổ lao động cho người lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động".

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng giữa anh (chị) với công ty A thì công ty A có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho anh (chị) theo Điểm c, Khoản 1,Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Theo thông tin mà anh (chị) đã cung cấp thì Công ty A không trả sổ bảo hiểm cho anh (chị) đã vi phạm điều cấm theo quy định tạiKhoản 4,Điều 7, Nghị định số152/2006/NĐ-CPHướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội của công ty Asẽ bị phạt tiền từ300.000 đồng đến 1.000.000 đồng theoKhoản 1,Điều 17,Nghị định số 47/2010/NĐ-CP Quy định về hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.14203 sec| 986.25 kb