Kiến nghị giải quyết khó khăn trong quá trình bồi thường đất

Bởi Trần Thu Thủy - 18/12/2019
view 492
comment-forum-solid 0
Đất đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận được xem là đất hợp pháp, bởi lẽ do nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan của người sử dụng đất hay của cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy chứng nhận mà trong quá trình sử dụng đất. Đây là quy định hợp lý, giúp cho người sử dụng đất hợp pháp đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình, tạo sự công bằng, minh bạch trong sử dụng đất của mọi tổ chức, cá nhân.

Một số khó khăn trong quá trình xét pháp lý bồi thường đối đối với đất và tài sản gắn liền với đất

Trong quá trình xét pháp lý bồi thường đối với đất, đơn vị xét pháp lý thường gặp phải một số khó khăn sau:

 Một là, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn là đất của cá nhân, hộ gia đình nhưng thửa đất trên hiện đang do các cơ sở tôn giáo sử dụng.

Hai là, chưa quy định rõ nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong trường hợp người bị thu hồi đất chưa có GCNQSDĐ nhưng đủ điều kiện được bồi thường về đất. Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Tuy nhiên, trường hợp nếu người bị thu hồi đất chưa có GCNQSDĐ nhưng lại được bồi thường bằng đất, thì họ có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất bị thu hồi trước đây hay không và nếu có nghĩa vụ này sẽ được xác định như thế nào vẫn chưa được quy định rõ.

Ba là, một trong những điều kiện cơ bản để xét cấp GCNQSDĐ là đất đang sử dụng không có tranh chấp và được sử dụng ổn định lâu dài. Vấn đề đặt ra ở đây là Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ quy định các mốc thời gian dùng để xác định thửa đất được sử dụng ổn định vào loại đất gì, chứ không quy định thửa đất được bắt đầu sử dụng từ thời điểm nào, trong thời gian bao lâu thì thỏa điều kiện là sử dụng ổn định lâu dài. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong việc xét xem đất đang sử dụng có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ và có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất hay không.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Bốn là, pháp luật hiện hành chưa quy định trong trường hợp cá nhân trong nước xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp, nhưng sau khi sử dụng một thời gian thì họ đi định cư ở nước ngoài (chuyển từ cá nhân trong nước thành người Việt Nam định cư ở nước ngoài), nhưng họ vẫn còn đứng tên trên GCNQSDĐ, thì khi nhà nước thu hồi đất sẽ xử lý như thế nào.

Năm là, theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Đất đai năm 2013 thì tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường về đất.

Kiến nghị

Để công tác xét tính pháp lý trong thời gian tới được thực hiện ngày càng tốt hơn, hạn chế xảy ra vướng mắc, khiếu kiện của người dân, tác giả đề xuất những giải pháp sau:

 Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, nhà ở hoàn chỉnh, chính xác nhằm phục vụ tốt cho công tác xác định nguồn gốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức từ đó đảm bảo cho việc áp dụng điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất chính xác, giảm tình trạng khiếu kiện.

Thứ hai, quy định cụ thể về chủ thể xét tính pháp lý và quy trình xét tính pháp lý để đảm bảo tính minh bạch của quá trình xét tính pháp lý mặc dù đây là trình tự, thủ tục nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng pháp luật về điều kiện bồi thường.

Thứ ba, ban hành quy chế phối hợp của các ngành liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là việc xác minh, thẩm định tài sản để bồi thường nhằm xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan và chặt chẽ quá trình phối hợp.

Thứ tư, tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thuộc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, trong quá trình tập huấn đề xuất mời thêm đại diện UBND cấp xã, công chức địa chính cùng dự để kịp thời nắm bắt quy trình thực hiện cũng như các quy định áp dụng trong công tác xét tính pháp lý nói riêng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói chung.

Bên cạnh các giải pháp chung, những giải pháp cụ thể về điều kiện bồi thường như sau:

 Một là, hoàn tất thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu và đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ chính quy làm cơ sở để xét tính pháp lý cho việc bồi thường đất. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn xác định thời điểm và mốc thời gian sử dụng đất được xem là đất đó thỏa điều kiện được sử dụng ổn định lâu dài, đồng thời quy định rõ nghĩa vụ tài chính của người được bồi thường về đất trong trường hợp chưa có GCNQSDĐ.

 Hai là, nên xem xét bỏ từ “thừa kế” quy định tại Điều 4 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, bởi vì khi xét điều kiện bồi thường về đất đối với diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền phải xác định nguồn gốc giao dịch, nghĩa là đất đó là do nhận chuyển nhượng hay nhận chuyển đổi, thừa kế… Điều 77 Luật đất đai năm 2013 quy định đất do nhận thừa kế thì được bồi thường; đồng thời Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp. Vì vậy chưa có sự thống nhất trong quy định về đất nhận thừa kế giữa các quy định nêu trên gây khó khăn cho quá trình xét tính pháp lý để bồi thường đất.

Ba là, quy định cụ thể cơ chế kiểm soát diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền của một người ở các đơn vị hành chính, bởi hiện nay kiểm soát hạn mức chỉ quy định tại khoản 7 Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 thì chỉ áp dụng đối với giao đất nông nghiệp. Vì vậy trong các trường hợp đất chưa được cấp GCNQSDĐ khi xét điều kiện để cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện cấp Giấy thì vẫn bồi thường nhưng khi xét thì cơ quan có thẩm quyền không có cơ sở kiểm tra xem phần đất bị thu hồi có bị vượt hạn mức nhận chuyển quyền hay không. Song song đó, cần bổ sung quy định hướng dẫn xác định lại quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong trường hợp thay đổi điều kiện chủ thể sử dụng đất tại thời điểm xác lập quyền sử dụng đất với thời điểm nhà nước thu hồi đất hay khi phát sinh các sự kiện pháp lý khác sau này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.16268 sec| 1014.906 kb