Kỹ năng cơ bản của luật sư về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ tại tòa án

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 06/01/2020
view 498
comment-forum-solid 0
Xuất phát từ những đặc thù riêng về quan hệ pháp luật tranh chấp, kỹ năng tham gia các giai đoạn tố tụng của Luật sư khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ở Tòa án có sự khác biệt so với kỳ năng giải quyết các tranh chấp về các loại hợp đồng dân sự khác và có sự khác biệt ở từng vị trí khách hàng mà Luật sư tham gia bảo vệ.

Kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

 

Khách hàng chủ yếu của Luật sư trong giải quyết tranh chấp về bảo hiểm phi nhân thọ là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, người thứ ba bị bên mua bảo hiểm gây thiệt hại hoặc người thứ ba có lỗi gây thiệt cho bên mua bảo hiểm trong nhiều trường hợp đều có thể là khách hàng của Luật sư.

Xuất phát từ sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật khá phức tạp đối với hợp đồng bảo hiểm hàng hải (pháp luật hàng hải quốc gia, pháp luật hàng hải quốc tế, các công ước, điều ước, các điều kiện thương mại quốc tế...) và nghiệp vụ kỹ thuật của hợp đồng bảo hiểm hàng hải có những đặc thù riêng liên quan nhiều chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Vì thế, nội dung tại mục này chỉ tập trung đi sâu vào phân tích các hợp đồng bảo hiểm phi hàng hải, dưới góc độ kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khi tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ được khởi kiện ra Tòa án.

 

Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là nguyên đơn

Trong buổi gặp gỡ, trao đổi đầu tiên thì những nội dung mà Luật sư cần phải xác định được, đó là:

(i) Hiệu lực pháp lý của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ;

(ii) Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ;

(iii) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

(iv) Quá trình thực hiện hợp đồng giữa khách hàng và các bên;

(v) Có hay không sự vi phạm nghĩa vụ của chủ thể đối lập quyền lợi của khách hàng? Từ đó Luật sư xác định chính xác:

(vi) Quan hệ pháp luật tranh chấp;

(vii) Thẩm quyền của Tòa án;

(viii) Thời hiệu khởi kiện;

(ix) Lựa chọn luật nội dung áp dụng;

(x) Kiểm tra các điều kiện khởi kiện;

(xi) Trên cơ sở phân tích được những mặt thuận lợi và khó khăn, Luật sư tư vấn cho khách hàng có nên khởi kiện hay không;

(xii) Trao đổi và thống nhất với khách hàng những lợi ích đạt được và những bất lợi cho khách hàng trong trường hợp khởi kiện...

Mục đích mà bên mua bảo hiểm hướng tới là số tiền bảo hiểm/số tiền bồi thường được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Luật sư tư vấn pháp luật – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Kỹ năng xác định tư cách tham gia quan hệ nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của bên mua bảo hiểm

 

Bên mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm) là : chức, cá nhân có quyền lợi hợp pháp khi có rủi ro/sự kiện bảo hiểm được ghi nhận. Đặc điểm của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm vừa có thể là người tham gia, là người được bảo hiểm, là người thụ hưởng hoặc chỉ là người tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm, con người được bảo hiểm là người thứ ba (trong trường hợp này, người thứ ba được gọi là người thụ hưởng). Khi trao đổi, tiếp xúc với BMBH là nguyên đơn trong vụ án, trước hết Luật sư phải xác định tư cách tham gia quan hệ nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của bên mua bảo hiểm. Đây là cơ sở để xác định quyền khởi kiện, nội dung yêu cầu khởi kiện, người bị kiện và định hướng khai thác thông tin, thu thập chứng cứ cụ thể trong từng quan hệ trách chấp.

Kỹ năng xác định hiệu lực pháp luật của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

 

Điều 122 luật dân sự năm 2005 quy định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Khi xem xét điều kiện về năng lực hành vi dân sự -của người tham gia giao dịch dân sự, Luật sư cần xem xét năng lực ký kết hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của bên mua và doanh nghiệp dựa vào:

(i) Các quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo quy định

(ii) Các quy định về năng lực hành vi dân sự đối với BMBH là cá nhân;

(iii) Riêng bên mua bảo hiểm là tổ chức thì không cần phải có tư cách pháp nhân, do đó, tổ hợp tác, hộ gia đình đều có thể là bên mua bảo hiểm

Điều kiện về hình thức hợp đồng: Hình thức của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc phải bằng văn bản. 

Kỹ năng của Luật sư đối với trường hợp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ vô hiệu

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm vô hiệu và giải quyết hậu quả hợp đồng bảo hiểm vô hiệu xuất phát từ lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong trường hợp này, Luật sư phải tìm hiểu cơ sở pháp lý vô hiệu của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ và tập trung chứng minh được hợp đồng bảo hiểm vô hiệu xuất phát từ lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm, đó có thể là:

(i) doanh nghiệp bảo hiểm không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để ký kết

(ii) doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.21952 sec| 1018.656 kb