Lãi suất bao nhiêu mới cấu thành tội cho vay lãi nặng?

Bởi Trần Thu Thủy - 17/12/2019
view 2284
comment-forum-solid 0

Việc cho vay lấy lãi diễn ra hằng ngày, hằng giờ, tại mọi lúc, mọi địa điểm. Ngoài các tổ chức lớn như tổ chức tín dụng, tổ hợp tác, kinh doanh cho vay lãi, tiệm cầm đồ,... thì việc cá nhân cho vay lấy lãi cũng là hoạt động thường xuyên và liên tục.

Việc vay tiền lấy lãi được pháp luật bảo hộ theo quy định (dân sự, hình sự,...). Tuy nhiên, lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định rõ ràng, chi tiết. Trường hợp cụ thể, nếu lãi suất cho vay vượt quá quy định thì người cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest:

Quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, tôi cho vay lãi nặng được cấu thành như sau:

"1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

Các lưu ý cấu thành tội cho vay nặng lãi

Về chủ thể: Chủ thể của tội cho vay nặng lãi nặng trong giao dịch dân sự là người từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lí công quỹ và dùng công quỹ cho vay lãi nặng mang tính chất bóc lột thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về lãi suất:

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015: "Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay...".

Mức lãi suất 20%/năm có thể được điều chỉnh, căn cứ vào hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất trên. Tuy nhiên, thông thường mức lãi suất 20%/năm vẫn được giữ nguyên. Do đó, trong phạm vi bài viết này, để độc giả được dễ hiểu thì "mức lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự" được hiểu là mức lãi suất từ 100%/năm đối với khoản tiền vay.

Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng với lãi suất là 100.000.000 đồng/năm. Trường hợp này, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì cho vay quá lãi suất quy định.

Về số tiền thu lợi bất chính:

Đối với tội cho vay nặng lãi, số tiền thu lợi bất chính chủ yếu là tiền lãi. Số tiền này có thể là tiền lãi thực tế được quy định trong hợp đồng, tiền lãi do hai bên thỏa thuận gộp vào nợ gốc,...

Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng, nhưng A và B ký hợp đồng vay tài sản là 150.000.000 đồng, với lãi suất tạm tính là 100.000.000 đồng/năm. Trường hợp này, số tiền thu lợi bất chính là 150.000.000 đồng (Bao gồm: 50.000.000 đồng do chênh lệch tiền vay, 100.000.000 đồng lãi suất).

Theo quy định tại Bộ luật hình sự, số tiền thu lợi bất chính phải từ 30.000.000 đồng trở lên thì mới đủ yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi.

Lưu ý: 

Trường hợp lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự vượt quá 100%/năm nhưng tiền thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi.

Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng với lãi xuất 100.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, A mới lấy lãi 02 tháng là 20.000.000 đồng thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi đối với A.

Lưu ý về lãi suất khi cho vay tiền

Thông thường đối với giao dịch dân sự, các bên trong quan hệ vay tài sản chỉ được cho vay với mức lãi suất thấp hơn 20%/năm (tức là 1,67%/tháng). Trường hợp các bên cho vay với mức lãi suất cao hơn 20%/năm thì lãi suất vượt quá sẽ bị vô hiệu.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.46648 sec| 1006.742 kb