Làm gì khi bị mạo danh để vay ngân hàng?

Bởi Trần Thu Thủy - 07/01/2020
view 480
comment-forum-solid 0

Về nguyên tắc, người yêu cầu phải chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nghĩa là ngân hàng muốn yêu cầu anh/chị trả tiền đối với việc trả góp thì phải chứng minh chính anh/chị hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của anh/chị đã vay khoản tiền đó

Hỏi: Tôi cho bạn mượn chứng minh thư để đăng ký khóa học online nhưng gần đây tôi phát hiên ra cậu ta dùng chứng minh của tôi để vay ngân hàng. Đề nghị Luật sư tư vấn, hiện ngân hàng đã gửi văn bản về nhà tôi yêu cầu trả nợn lên đến 20 triệu đồng, tôi phải làm gì để giải quyết vấn đề này? (Nguyễn Hoàng Giang - Thái Bình)

Về nguyên tắc, người yêu cầu phải chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nghĩa là ngân hàng muốn yêu cầu anh/chị trả tiền đối với việc trả góp thì phải chứng minh chính anh/chị hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp của anh/chị đã vay khoản tiền đó cho anh/chị.

Do đó, nếu bị ngân hàng đòi tiền thì anh/chị được quyền yêu cầu ngân hàng chứng minh chính anh/chị đã vay khoản tiền đó và anh/chị đã nhận khoản tiền vay đó từ ngân hàng.

Trong trường hợp cần thiết, anh/chị có quyền đề nghị yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký trong các hợp đồng tín dụng để làm rõ đó không phải là chữ ký của anh/chị. Anh/chị cũng có thể chứng minh không nhận bất kỳ khoản tiền giải ngân nào liên quan đến các hợp đồng tín dụng mà người kia đã vay trả góp với danh nghĩa của anh/chị.

Theo như anh/chị trình bày, anh/chị bị lừa dối trong việc mượn và sử dụng chứng minh nhân dân và ngân hàng cũng bị lừa dối hoặc/và có sai sót về mặt nghiệp vụ dẫn đến không phát hiện hành vi của người đi vay trong việc sử dụng chứng minh nhân dân của người khác.

Tuy anh/chị không liên quan trong giao dịch vay ngân hàng và hành vi có dấu hiệu tội phạm của anh/chị của anh/chị nhưng chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi người, anh/chị cho người khác mượn và sử dụng chứng minh nhân dân của mình để người đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Vì vậy, anh/chị có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hành vi thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

  • Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.51492 sec| 986.391 kb