Nội dung bài viết [Ẩn]
Hiện trạng việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do người dân không thực hiện thủ tục đăng ký đất đai và đăng ký biến động đất đai (khi có thay đổi). Đặc biệt, việc chuyển nhượng (mua bán) đất đai còn tồn tại việc không thực hiện đúng hình thức theo quy định pháp luật. Vậy, việc chuyển nhượng (mua bán) này có giá trị không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vướng mắc và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất đối với người mua - người bán trong trường hợp này!
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên, tức là không bắt buộc.
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã".
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 (Điều 117, Điều 119), thì giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức sẽ bị vô hiệu. Do đó, phải hoàn thiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng nêu trên thì mới thực hiện được thủ tục đăng ký đất đai, đăng ký biến động đất đai để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp các bên trong quan hệ mua bán có tranh chấp, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và áp dụng quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015:
"Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực".
Tức là, nếu hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) đất đai không được công chứng, chứng thực theo quy định, nhưng các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ (bàn giao đất, giao nhà, sinh sống trên đất, đặt cọc,...) thì Tòa án có căn cứ công nhận hiệu lực của hợp đồng nêu trên.
Lý do đầu tiên phải kể đến là sự thiếu hiểu biết của cả người bán và người mua. Đặc biệt là những người đã lớn tuổi, họ thường mua bán, chuyển nhượng theo thói quen trước đây (bằng miệng, bằng văn bản nhưng không công chứng, chứng thực).
Thứ hai, trường hợp đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người mua bán cần thực hiện thủ tục mua bán gấp mà chưa kịp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Thứ ba, người mua - bán muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Chúng tôi phân tích kỹ hơn trường hợp không thực hiện việc công chứng hợp đồng trong trường hợp đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đối với trường hợp này, người mua đất thường được mua với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường. Tuy nhiên, việc không công chứng hợp đồng mua bán trong trường hợp này có những rủi ro nhất định như sau:
Đầu tiên, chúng tôi khuyến khích việc mua bán (chuyển nhượng) đất đai nên được thực hiện tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục luật định nói chung, đặc biệt là việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, trong trường hợp mua bán đất không công chứng, để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của bên mua, bên mua cần thực hiện và yêu cầu bên bán thực hiện các công việc sau:
Xem thêm: Nghĩa vụ tài chính phải nộp khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm