Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông là bao nhiêu?

Bởi Trần Thu Hoài - 27/04/2022
view 94
comment-forum-solid 0

Bảo lãnh xe vi phạm giao thông là hình thức bảo lãnh cho những xe tham gia giao thông mà vi phạm và bị cơ quan có thẩm quyền giữ để xử lý. Vậy điều kiện để bảo lãnh xe vi phạm giao thông cũng như mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông là gì?

bảo lãnh xe vi phạm giao thông Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bảo lãnh là gì? Có những loại bảo lãnh nào?

Theo Bộ luật dân sự 2015, Bảo lãnh là việc mà bên thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với người có quyền (sau đây  gọi là bên nhận bảo lãnh) rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Trên thực tế có rất nhiều khái niệm về bảo lãnh ở những lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực sẽ có một khái niệm bảo lãnh riêng và được sử dụng đặc trưng cho lĩnh vực đó. Ví dụ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng thì chúng ta có bảo lãnh ngân hàng, các hoạt động kinh doanh thì có bảo lãnh thanh toán, hoạt động xây dựng thì có bảo lãnh đối ứng. Hoặc việc xin visa Hàn Quốc, xin visa đi Mỹ nói riêng hay xinh visa nhập cảnh nói chung sẽ có khái niệm bảo lãnh xin visa. Mỗi  một khái niệm bảo lãnh sẽ có quy định riêng về hồ sơ bảo lãnh, đối tượng bảo lãnh và đối tượng được bảo lãnh. Bên cạnh những hoạt động bảo lãnh này thì cũng có một loại bảo lãnh khác là bảo lãnh xe vi phạm giao thông mà Pháp Trị sắp giới thiệu cho các bạn dưới đây.

Điều kiện để được bảo lãnh xe vi phạm giao thông

Theo quy định tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP thì các phương tiện giao thông vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đang thuộc trường hợp bị tạm giữ để nhằm bảo đảm thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của những người có thẩm quyền tạm giữ nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong 02 điều kiện dưới đây:

  • Cá nhân vi phạm phải có nơi đăng ký thường trú hoặc có  đăng ký tạm trú mà còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi mà họ công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; địa chỉ của tổ chức hoạt động phải rõ ràng và cụ thể. Tổ chức, cá nhân vi phạm cần phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
  • Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có khả năng tài chính để đặt tiền bảo lãnh thì có thể sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

Như vậy, nếu có tiền bảo lãnh xe vi phạm giao thông thì tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông thuộc các trường hợp bị tạm giữ  sẽ có thể được giao để bảo quản phương tiện.

Tuy nhiên, cũng có 04 trường hợp sẽ không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho các tổ chức hoặc các cá nhân vi phạm giữ và bảo quản:

  • Phương tiện giao thông vi phạm là vật chứng của một vụ án hình sự;
  • Phương tiện giao thông đã được sử dụng để đua xe trái phép, dùng để chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn giao thông;
  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
  • Biển kiểm soát phương tiện là giả, phương tiện đã bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc đã bị xóa số khung, số máy.

Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông là bao nhiêu?

Khoản 4 Điều 8 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định có nội dung như sau:

Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt được quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp người nào thực hiện nhiều hành vi vi phạm giao thông trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền để đặt bảo lãnh ít nhất  sẽ phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của tổng các hành vi vi phạm.

Như vậy, mức tiền bảo lãnh sẽ phải nộp bằng ít nhất tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm dành cho người điều khiển xe vi phạm

Ví dụ: Người điều khiển xe máy mà không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Theo quy định tại Nghị định 100 thì hành vi này sẽ bị phạt ở mức từ  16 - 18 triệu đồng. Để được bảo lãnh xe máy vi phạm thì người điều khiển xe phải nộp một khoản tiền để bảo lãnh là 18 triệu đồng.

Để được đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm giao thông thì người lái xe phải tiến hành:

Làm đơn xin bảo lãnh và gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ và bảo quản phương tiện.

Nội dung của đơn xin bảo lãnh xe vi phạm giao thông gồm: họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ cơ sở của tổ chức vi phạm, loại hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ, ký hiệu, số máy, số khung năm sản xuất, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện và nơi giữ gìn cũng như bảo quản phương tiện.

Cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định về việc giao phương tiện cho các tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản trong thời gian không quá 02 ngày làm việc.

Như vậy là chúng tôi đã cung cấp cho các bạn đọc những thông tin về bảo lãnh xe vi phạm giao thông. Nếu bạn muốn tìm hiểu về những thủ tục khác thì hãy tìm những bài viết khác của chúng tôi để được biết thêm thông tin nhé!

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20608 sec| 1026.742 kb