Nội dung bài viết [Ẩn]
Bảo lãnh là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực dân sự. Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giống với khái niệm bảo lãnh không và những điều cần lưu ý khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Chúng ta thường nghe nhiều đến khái niệm bảo lãnh trong các hoạt động giao dịch dân sự hoặc hoạt động ngân hàng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một dạng bảo lãnh nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng do một tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện thay các khoản nợ một cách đúng hạn và đầy đủ trong phần nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện được ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một hình thức nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ và đúng hạn. Việc bảo lãnh giúp cho người có quyền được đảm bảo về quyền lợi nếu như người có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình. Từ đó tạo niềm tin cho các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng hoặc xác lập giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian đàm phán ký kết.
Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể về hình thức bảo lãnh hợp đồng. Do vậy, biện pháp này sẽ được thực hiện dưới dạng văn bản hoặc lời nói và đề phát sinh hiệu lực như nhau. Thông thường tại Việt Nam, trong hoạt động đấu thầu, trước khi hợp đồng có hiệu lực thì nhà thầu sẽ nộp dưới hình thức thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cũng như ngân hàng trong và ngoài nước được phép hoạt động tại Việt Nam phát hành. Thư bảo lãnh có giá trị cho đến khi hợp đồng được hoàn thành. Thời gạn có hiệu lực sẽ được các bên thỏa thuận và thường bắt đầu từ ngày kết thúc hợp đồng đến khi hoàn thành hợp đồng.
Bên bảo lãnh có thể cam kết rằng sẽ bảo lãnh một phần hoặc bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể tự thỏa thuận sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.
Nếu nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ được phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh sẽ không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân thực hiện bảo lãnh chấm dứt sự tồn tại.
Khi xác lập qua hệ bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về phạm vi bảo lãnh là một phần nghĩa vụ hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ có thể chỉ có nghĩa vụ gốc (ban đầu) và cũng có thể bao gồm cả nghĩa vụ gốc và các nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ ví dụ như tiền lãi, tiền bồi thường thiệt hại.
Một phần nghĩa vụ là đối tượng của nghĩa vụ được chia thành nhiều phần hoặc đối tượng nghĩa vụ là công việc nhưng công việc đó có thể được chia thành nhiều phần để thực hiện nhiều lần, thì các bên có thể thỏa thuận chỉ thực hiện một phần của nghĩa vụ chính
Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ phải thực hiện đúng với nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Nếu trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại thì bên được bảo lãnh phải chịu trách nhiệm dân sự.
Biện pháp bảo lãnh sẽ thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Mặt khác, bên được bảo lãnh không thể dùng tài sản của người khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, vì tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ, vì thế mà trong quan hệ bảo lãnh thì bên bảo lãnh sẽ cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, rủi ro sẽ đặt ra cho bên nhận bảo lãnh nếu như bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh đều không thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, bên nhận bảo lãnh cũng như bên bảo lãnh cần có một thỏa thuận về bảo lãnh như cầm cố hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo việc bảo lãnh được thực hiện đúng.
Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung là cá nhân và pháp nhân đang còn tồn tại ở thời điểm phát sinh nghĩa vụ, nên khi chủ thế chấm dứt tư cách chủ thể là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì năng lực chủ thể sẽ không được đặt ra cho các nghĩa vụ phát sinh ở những quan hệ pháp luật xảy ra sau đó. Cho nên, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ được hình thành trong tương lai thì một khi nghĩa vụ đó hình thành thì phạm vi bảo lãnh sẽ được xác định là toàn bộ nghĩa vụ đó. Trường hợp nghĩa vụ hình thành trong tương lại mà hình thành trong khoảng thời gian sau khi cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì phần nghĩa vụ đó sẽ không được tính vào phạm vi bảo lãnh.
Quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm ba chủ thể chính: Bên bảo lãnh (bên thứ ba), Bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) và Bên nhận bảo lãnh (bên có quyền). Mỗi bên sẽ có quyền và nghĩa vụ riêng như sau:
Về quyền: được bên được bảo lãnh sẽ hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ được thanh toán các khoản thù lao mà các bên đã thỏa thuận.
Về nghĩa vụ: bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã được thỏa thuận nếu như bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ nghĩa vụ của mình; bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh; liên đới với chủ thể khác để thực hiện bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng tham gia bảo lãnh một nghĩa vụ.
Trong quan hệ này bên bảo lãnh sẽ không có quyền với cả 2 chủ thể còn lại là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, mà chỉ có các nghĩa vụ tương ứng như sau:
Bên bảo lãnh sẽ được hưởng thù lao nếu như giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có sự thỏa thuận trước. Thông thường, trong một mối quan hệ có bảo lãnh thì bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh sẽ là người thân quen nên thù lao sẽ không được đặt ra. Tuy nhiên, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao thì bên bảo lãnh vẫn được nhận.
Căn cứ để chấm dứt bảo lãnh được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Trên đây là toàn bộ những nội dung về bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà Pháp Trị đã cung cấp. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về những thủ tục bảo lãnh đối ứng thì có thể đọc thêm nhiều bài viết hay của chúng tôi.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm