Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Người có tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật?
Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Người có tài sản bán đấu giá ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Các bên bàn bạc định giá khởi điểm bán đấu giá, giá khởi điểm do người bán tài sản quyết định. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của người bán đấu giá để định giá tài sản phù hợp với giá thị trường.
Trường hợp bán đấu giá để thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ là người có tài sản bán đấu giá và ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp này, người phải thi hành án dân sự không tự nguyện thực hiện quyết định, bán án của tòa án cho nên theo yêu cầu của người được thi hành án, cơ quan thi hành án cưỡng chế bán đấu giá tài sản để thi hành án và ký hợp đồng bán đấu giá tài sản để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Xem thêm: Cho vay tiền bằng giấy tờ viết tay có giá trị pháp luật không?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có tài sản bán đấu giá là:
Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thế chấp. Nếu khi ký hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thỏa thuận về xử lý cầm cố, thế chấp bằng biện pháp bán đấu giá thì cả hai bên cùng ký hợp đồng bán đấu giá với người bán đấu giá. Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thế chấp là một bên của hợp đồng bán đấu giá tài sản, vì vậy họ đều có quyền tham gia định giá khởi điểm bán đấu giá.
Nếu trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thỏa thuận xử lý tài sản bằng biện pháp bán đấu giá và người cầm cố, thế chấp không chịu ký hợp đồng bán đấu giá thì người nhận cầm cố, thế chấp sẽ là người có tài sản bán đấu giá.
Thông thường, nếu người cầm cố, thế chấp cố ý không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ gây khó khăn cho việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như: vắng mặt ở nơi cư trú, trốn tránh không ký hợp đồng ủy quyền bán tài sản,.. Trong trường hợp này, các bên đã thỏa thuận sẽ bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp, vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người nhận cầm cố, thế chấp, pháp luật cho phép họ được ký hợp đồng bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.
Người có tài sản bán đấu giá có nghĩa vụ chuyển tài sản cho bên bán đấu giá nếu là động sản. Nếu là bất động sản, phải chuyển toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản, nếu bán đấu giá tài sản để thi hành án thì người bán tài sản cần phải chuyển giao văn bản hợp đồng, văn bản thế chấp, cầm cố hoặc quyết định của cơ quan thi hành án. Ngoài ra, người có tài sản bán đấu giá có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản bán đấu giá. Người có tài sản bán đấu giá phải nộp tiền lệ phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quyền chiếm hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm