Người nước ngoài nằm trong danh sách đen thì có được ở lại tại Việt Nam không?

Bởi Trần Thu Thủy - 13/01/2020
view 591
comment-forum-solid 0
Thưa luật sư, tôi có một người bạn Mỹ hiện đang ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh ấy đã ở đây từ năm 2012. Nhưng vừa qua, anh ấy xin cấp thẻ để tiếp tục được sống ở Việt Nam thì họ cho biết anh ấy bị liệt vào danh sách đen Anh ấy là một người tốt, luôn giúp đỡ mọi người và dạy chúng tôi học tiếng Anh, anh ấy không vi phạm pháp luật . Vậy tại sao anh ấy bị liệt vào danh sách đen và không được cấp thẻ? Anh ấy phải làm gì để có thể được ở lại Việt Nam?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Trả lời tư vấn:

Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật tố tụng hình sự 2015;

Luật phòng chống rửa tiền 2012

Nghị đinh 116/2013/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền

2. Nội dung trả lời:

Thứ nhất, Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật phòng chống rửa tiền 2012 thì "Danh sách đen" là danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo Điều 18 Nghị định 116/2013/NĐ-CP về việc báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố như sau:

"1. Hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có để tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố hoặc tài trợ cho hành vi khủng bố.

2. Căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố gồm: a) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách trong các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; b) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân theo danh sách những tổ chức, cá nhân khủng bố và tài trợ cho khủng bố do tổ chức quốc tế khác hoặc quốc gia khác trên thế giới lập ra và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo; c) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân đã từng bị kết án về các tội khủng bố, tội tài trợ cho khủng bố tại Việt Nam; d) Thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch liên quan tới tổ chức, cá nhân khủng bố hoặc tài trợ khủng bố mà đối tượng báo cáo biết được từ các nguồn thông tin khác.

3. Báo cáo kịp thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống rửa tiền là báo cáo ngay sau khi phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch nằm trong danh sách đen hoặc ngay sau khi có căn cứ nêu tại Khoản 2 Điều này.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn đối tượng báo cáo thực hiện Khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống rửa tiền theo pháp luật về phòng, chống rửa tiền và pháp luật về phòng, chống khủng bố.

5. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp phòng ngừa nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 10, Điều 13, Điều 14 Nghị định này để đảm bảo báo cáo kịp thời theo quy định tại Khoản 3 Điều này."

Theo những quy định trên, có thể do bạn của bạn đã thực hiện một số hành vi nêu trên nên bị liệt vào danh sách đen và không được cấp thẻ ở lại Việt Nam. Trong đó, cơ sở để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền được coi là hợp lý khi: a) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách đen; b) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; c) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; d) Giao dịch liên quan đến người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; đ) Giao dịch được thực hiện trong thời gian rất ngắn liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau nhưng không có cơ sở kinh tế hoặc không đủ chứng từ giao dịch; e) Giao dịch khác mà cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm quốc tế nhận thấy có thể liên quan đến các hoạt động phạm tội.

Thứ hai, Các cơ quan có thẩm quyền điều tra những giao dịch này bao gồm: Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an; Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan có thẩm quyền điều tra ban đầu

Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định trên khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ vụ việc có trách nhiệm phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và phản hồi ngay khi có kết quả xử lý cho cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (khoản 4, 5 Điều 20 Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 4/10/2013)

Thứ ba, Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Do đó, để có thể ở lại Việt Nam, bạn của bạn cần gửi đơn khiếu nại lên cơ quan điều tra thuộc Bộ công an, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi tố tụng đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn bảy ngày, cơ quan công an sẽ xem xét và giải quyết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.46113 sec| 1003.57 kb