Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì có nhiều chức danh, vị trí công chức trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó bao gồm công chức làm công tác địa chính tại xã, phường, thị trấn.
Luật gia Nguyễn Thị Mai - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198
Công chức địa chính là chức danh gọi tắt của công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính là xã).
Một là, quyền của công chức:
Theo quy định tại Mục 2 Chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức sẽ được hưởng các quyền lợi như sau: (i)Được hưởng các quyền lợi đảo bảo về lương, phụ cấp và các khoản ưu đãi nếu có theo quy định của pháp luật; (ii)Được hưởng các điều kiện để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi công vụ, nhiệm vụ. Trong đó các điều kiện đảm bảo bao gồm:Được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe khi thi hành công vụ;Được giao quyền hạn tương ứng với nhiệm vụ được giao;Được cung cấp các thông tin có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ được giao;Được cung cấp các trang thiết bị và các điều kiện để làm việc; (iii)Có thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật về lao động; (iv)Được đảm bảo các quyền khác theo quy định của pháp luật về công chức cũng như các quy định liên quan.
Hai là, nghĩa vụ của công chức:
Đối với công chức nói chung sẽ bao gồm hai nghĩa vụ chính là nghĩa vụ trong việc thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ và nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước và đối với nhân dân. Trong đó, các nghĩa vụ cụ thể như sau: (i)Nghĩa vụ trong khi thực thi, thi hành nhiệm vụ, công vụ:Phải chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý;nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác;Có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;Thực hiện công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản của nhà nước được giao;Công chức phải có ý thức tổ chức kỷ luật; báo cáo người có thẩm quyền khiphát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;Nghĩa vụ bảo vệ bí mật nhà nước;Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định. (ii)Nghĩa vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, đối với nhân dân:Công chức phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ cho danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia;Chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;Có sự liên hệ một cách chặt chẽ với nhân dân, tiến hành lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân địa phương;Phải có thái độ tôn trọng và phải tận tụy phục vụ nhân dân.
Ngoài ra đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vối cương vị là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thì ngoài các nghĩa vụ chung của công chức nói trên thì người công chức là người đứng đầu còn phải chịu các nghãi vụ khác tương ứng với chức trách của mình.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 06/2012/TT-BNV, công chức địa chính cấp xã bao gồm có các nhiệm vụ sau đây:
(i) Nhiệm vụ chung của công chức địa chính là tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực, bao gồm đất đai, môi trường, tài nguyên, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.
(ii) Giám sát về mặt kỹ thuật của các công trình xây dựng, chỉ thực hiện nhiệm vụ này đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
(iii) Tổ chức và tham gia các cuộc vận động đối với nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường;
(iv) Tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đất đai; các văn bản về việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét và quyết định;
(v) Tiến hành công việc thu thập thông tin, tổng hợp các số liệu, các tài liệu và tiến hành xây dựng, lập các báo cáo về các vấn đề, bao gồm: đất đai, môi trường và đa dạng sinh học, về địa giới hành chính, tài nguyên,công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông,nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, địa giới hành chính nơi công chức địa chính công tác;
(vi) Công chức địa chính thực hiện công tác chủ trì, phối hợp với các công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ về đất đai; thẩm tra xác định nguồn gốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai,biến động về đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn địa chính công tác;
(vii) Ngoài ra công chức địa chính cấp xã còn phải thực hiện các nhiệm vụ, công vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ, công vụ do chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho.
Như vậy ta thấy, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách của công chức địa chính được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giúp cho người công chức biết và thực hiện đúng theo các quy định, tránh sự lạm quyền hay nhũng nhiễu nhân dân.
Khuyến nghị của công ty luật TNHH Everest
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm