Những hành vi vi phạm của công chức trong lĩnh vực đất đai

Bởi Trần Thu Thủy - 27/12/2019
view 732
comment-forum-solid 0
Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Dưới đây là hành vi vi phạm của công chức trong lĩnh vực đất đai.

Đối tượng bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

Theo Điều 96 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai gồm:

(i) Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

(ii) Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính cấp xã (xã, phường, thị trấn) có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai như: Công chức thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, cán bộ, công chức thuộc Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)…

(iii) Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý, cụ thể: Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm: Công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư; Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng; Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai

Theo Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai của cán bộ, công chức, viên chức gồm các nhóm hành vi sau:

Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính

Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính gồm hành vi: (i) Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; (ii) Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.

Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các hành vi sau:

(i) Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; (ii) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iii) Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gồm các hành vi: (i) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa; (ii) Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; (iii) Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm các hành vi:

(i) Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể:

(ii) Khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì phải thông báo trước cho người có đất bị thu hồi như sau: Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp (đất ở, đất phi nông nghiệp khác) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết.

(iii) Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

(iv) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;

(v) Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vi phạm quy định về trưng dụng đất

Vi phạm quy định về trưng dụng đất bao gồm các hành vi dưới đây: (i) Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng; (ii) Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định, cụ thể: Nhà nước chỉ trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý

Vi phạm gồm các hành vi dưới đây: (i) Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích; (ii) Sử dụng đất sai mục đích; (iii) Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.

Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính

Vi phạm quy định về thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, gồm các hành vi:

(i) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

(ii) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

(iii) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

(iv) Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

(v) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

(vi) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

(vii) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

(viii) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.23532 sec| 1014.781 kb