Những lưu ý về sổ đỏ nhà đất của vợ chồng

Bởi Trần Thu Thủy - 11/04/2020
view 753
comment-forum-solid 0
Nhà đất là một trong những tài sản chung phổ biến và có giá trị nhất. Hiện nay, có rất nhiều thắc mắc liên quan đến Sổ đỏ nhà đất của vợ chồng, để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy xem những quy định dưới đây.

Công ty Luật TNHH Everwst – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

 Sổ đỏ ghi tên 1 người nhưng có thể là tài sản chung

Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng khi thuộc một trong các trường hợp sau: Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng; Nhà đất là tài sản riêng của vợ chồng nhưng được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; Nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng (hay nói cách khác, tiền mua nhà là tài sản chung); Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung; Nhà ở là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng,…

Lưu ý: Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà, đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà, đất đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, chỉ cần nhà đất thuộc một trong những trường hợp trên sẽ là tài sản chung của vợ chồng dù Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi tên một người.

Nhà đất là tài sản chung phải ghi cả tên vợ và chồng?

Theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013, một trong những nguyên tắc khi cấp Giấy chứng nhận là: Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Theo nguyên tắc trên,nếu vợ chồng không thỏa thuận chỉ ghi tên một người thì Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Cách ghi tên vợ chồng trên Sổ đỏ

 

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này”.

Theo đó, trường hợp nhà đất là tài sản chung thì tên vợ và chồng được thể hiện tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau: Đối với cá nhân trong nước: Ghi "Ông" (hoặc "bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "CMND số:..."; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi "CMQĐ số:…"; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "Giấy khai sinh số….".

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định: Ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi "Hộ chiếu số:..., nơi cấp:..., năm cấp:..."; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có).

Được quyền bổ sung tên vợ hoặc chồng vào Sổ đỏ

Theo điểm d khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng thì có quyền yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận

Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người thực hiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau: Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận và trả kết quả khi cấp đổi Giấy chứng nhận như sau: Nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (nếu địa phương chưa tổ chức Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện) hoặc bộ phận một cửa. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn). Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trao kết quả

Thời hạn thực hiện: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn cấp đổi không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Lưu ý: Thời gian trên không tính các ngày nghỉ lễ, tết.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đất đai được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17100 sec| 1005.539 kb