Những quy định về thế chấp tài sản thông qua quỹ tín dụng năm 2017

Bởi Trần Thu Thủy - 07/01/2020
view 419
comment-forum-solid 0

Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm...

Hỏi: Bên tôi là quy tín dụng có nhận thế chấp tài sản là nhà và đất với số tiền là 450 triệu. Sau 2 năm, người đó không có khả năng thanh toán và chưa đóng lãi là 200 triệu, tổng số tiền là 650 triệu. Người đó đã chuyển nhượng tài sản trên cho quỹ tín dụng của tôi để hoàn tất trả nợ.Trong thời gian sau khi thế chấp người đó có vay của người khác số tiền là 1 tỷ và đã trả 700 triệu còn lại 300 triệu không còn khả năng trả, người cho mượn tiền đã gửi đơn ra Tòa để lấy tài sản của người mượn và Tòa đã cho thi hành án phong tỏa tài sản đã được thế chấp bên quỹ tín dụng của tôi và buôc bên tôi phải bán để trả lại số tiền 300 triệu bên kia còn thiếu.Vậy tôi muốn hỏi tài sản đó bên thi hành án có được quyền bắt bên tôi bán hay không?Tài sản đó được thẩm đinh theo giá là 900 triệu, sau được khi chuyển nhượng từ người kia bên tôi có tiến hành sữa chữa với số tiền là 200 triệu. Như vậy số tiền giá trị thật bên tôi bỏ ra là 850 triệu cho tài sản đó. (Hà Anh - Hà Nội)

Điều 90 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về việc xử lý tài sản đang thế chấp như sau:"1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này."

Trường hợp này, tài sản thế chấp có giá trị 900 triệu, lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm là 850 triệu.Như vậy, nếu người phải thi hành án không có đủ tài sản để thi hành án thì chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố tại ngân hàng của anh/chị.

  • Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.47006 sec| 986.922 kb