Những vướng mắc khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong dân sự

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 1024
comment-forum-solid 0

Câu hỏi: Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơn có phải chịu án phí không? Đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn mới nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử?

Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơn có phải chịu án phí không?

Theo Tổng hợp giải đáp thì trường hợp này nguyên đơn không phải chịu án phí và nguyên đơn được trả lại lại tạm ứng án phí. Dẫn giải cho cách giải quyết này, Tổng hợp giải đáp có nêu: Do quy định tại khoản 3 Điều 218 BLTTDS và khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 không chỉ rõ là áp dụng cho giai đoạn chuẩn bị xét xử hay tại phiên tòa thì phải được hiểu bao gồm cả giai đoạn tại phiên tòa; không thể áp dụng tương tự quy định của giai đoạn xét xử phúc thẩm cho phiên tòa sơ thẩm vì sẽ là việc đặt ra một quy định mới về trách nhiệm pháp lý nặng hơn của đương sự.

Về trường hợp trên, theo quan điểm của tác giả: Tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh liên quan đến án phí dân sự bao gồm BLTTDS và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đều không hề có điều luật nào quy định, giải thích cụ thể khái niệm về án phí dân sự; nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật, có thể hiểu: “Án phí trong vụ án dân sự là một khoản chi phí tiến hành tố tụng mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi kết thúc vụ án và trước khi bắt đầu quá trình giải quyết vụ án dân sự thì người khởi kiện phải nộp một khoản tiền do Tòa án tạm tính (tiền tạm ứng án phí), biên lai nộp tiền tạm ứng án phí chính là căn cứ để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án”. Như vậy, án phí có thể được hiểu là “Chi phí tố tụng mà đương sự phải nộp”.

Trước khi bàn về nghĩa vụ chịu án phí dân sự trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện, tác giả nêu trường hợp xác định nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp các đương sự thỏa thuận. Từ Pháp lệnh Án phí lệ phí cho đến Nghị quyết 326 và BLTTDS 2015 thì trường hợp này nghĩa vụ chịu án phí đều được chia theo 02 thời điểm, là trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa sơ thẩm.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Trước khi mở phiên tòa, đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì đương sự phải chịu 50% án phí; còn tại phiên tòa thỏa thuận được thì vẫn phải chịu 100% án phí. Việc phân chia làm 02 thời điểm trên có ý nghĩa khuyến khích các đương sự thỏa thuận giải quyết vụ án càng sớm càng tốt, bởi khi đã mở phiên tòa thì ngân sách Nhà nước đã phải chi các chi phí tố tụng cho người tiến hành tố tụng; do đó trong trường hợp này các bên phải chịu nghĩa vụ dân sự.

Nếu theo ý nghĩa, nội hàm xây dựng điều luật như trên thì trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện tại phiên tòa thì khi đó các chi phí tiến hành tố tụng đã xác định nên việc buộc nguyên đơn phải chịu án phí dân sự là phù hợp. Trường hợp này không được coi là “đặt ra một quy định mới về trách nhiệm pháp lý nặng hơn của đương sự”; bởi hệ thống pháp luật tố tụng dân sự không tồn tại, hay đề cập đến nội dung “trách nhiệm pháp lý nặng hơn của đương sự” nên cách lý giải như trên không có cơ sở.

Ngoài ra, cần lưu ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại giai đoạn sơ thẩm không phụ thuộc vào ý kiến của bị đơn về việc rút đơn đó (trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì cũng chỉ được nêu quan điểm về việc có giữ nguyên yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đó hay không? Chứ không được quyền chấp nhận hay không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn như ở giai đoạn phúc thẩm); do đó nếu phân định rõ hậu quả pháp lý của việc rút đơn trước và tại phiên tòa thì sẽ tạo tâm lý không việc gì phải rút vội, như vậy gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc không chỉ của ngân sách nhà nước mà còn cả của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng.

Đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn mới nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện thì thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử?

Theo Tổng hợp giải đáp thì trường hợp này Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là của Thẩm phán. Tại Điều 219 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại cấp sơ thẩm được xác định như sau:

Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Mặc dù không hề có quy định trực tiếp giải thích thời điểm trước khi mở phiên tòa thời điểm nào trong các giai đoạn giải quyết vụ án dân sự; liên hệ quy định tương tự tại khoản 2 Điều 289 BLTTDS 2015 về thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án: “Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm”.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Do đó theo quan điểm của tác giả việc xác định thời điểm trước khi mở phiên tòa trong trường hợp này nên được xác định dựa trên căn cứ thời điểm ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bởi pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn đang bỏ trống thời điểm từ khi ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử đến thời điểm ngày mở phiên tòa là giai đoạn nào trong tố tụng. Và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền giải quyết, ban hành các quyết định phải thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.24380 sec| 1014.852 kb