Nội dung pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ

Bởi Trần Thu Thủy - 06/01/2020
view 1179
comment-forum-solid 0

Thương mại dịch vụ là một thuật ngữ còn khá mới, khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng chính thức trong Hiệp định thương mại Việt Nam.

Phạm vi áp dụng và các khái niệm

TMDV là một thuật ngữ còn khá mới ở nước ta. Khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng chính thức trong Hiệp định thương mại Việt Nam -GTLTM Hoa Kỳ (BTA) nãm 2001 Gần đây, với việc Việt Nam gia nhập WTO và trở thành thành viên của Hiệp định GATS thì khái niệm này ngày càng được sử dụng phổ biến trong các vãn kiện liên quan đến thực hiện nghĩa vụ của thành viên WTO.

Trong khi đó, khái niệm này chưa từng xuất hiện trong các dạo luật về thương mại ở Việt Nam. Luật Thương mại năm 1997 sử dụng khái niệm “cung ứng dịch vụ thương mại” đế chỉ các hoạt động cung ứng dịch vụ thuộc đôi tượng điều chinh của luật. H Thuật ngữ “dịch vụ thương mại” được định nghĩa bởi Luật thương mại năm 1997 có nội hàm rất hẹp, chỉ là những dịch vụ do thương nhân tiến hành trong hoạt động mua bán hàng hoá (khoản 4, Điều 5). Cách định nghĩa này phù hợp với quan niệm truyền thống về thương mại ở nước ta. nhung nó không bao hàm hết các loại dịch vụ được cung ứng trong nền kinh lế. Nó cũng không phản ánh dược khía cạnh thương mại như là thuộc tính vốn có trong các quá trình sản xuất và cung úng dịch vụ. Điều này có nhiều nguyên nhân, song có lẽ bắt nguồn từ sự lúng túng trong việc xác định ranh giới điểu chinh giữa Luât Dân sự và Luật Thương mại đối vói các hoại động cung ứng dịch vụ, dẫn đến việc Luật 'rhương mại phải định danh rõ ràng về dịch vụ thương mại.

Luật Thương mại năm 2005 không sử dụng khái niệm “cung ứng dịch vụ thương mại” mà thay bằng khái niệm “cung ứng dịch vụ”. Khái niệm này phản ánh tính “mở” của Luât Thương mại năm 2005 khí đã nói rộng nôi hàm cua khái niệm gần hơn với nội hàm của khái niệm. Nó cũng cho thấy chủ ý của nhà làm luật là không có sự tách bạch với việc cung ứng các dịch vụ khác để tránh sự tranh cãi không cần thiết về bản chất thương mại hay dân sự của các giao dịch cung ứng dịch vụ.

Tuy nhiên, qua các quy định của Luật Thương mại nàm 2005 vản có thể tìm thây ranh giới giữa hoạt đống cung ứng dịch vụ trong thương mại so với các hoạt động cung ứng dịch vụ khác. Khoản 9, Điều 3, Luật Thương mại định nghĩa: “Cung ứng dịch vụ là hoại động thương mại, ỉheo đố một bên (sau dây gọi lả bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ chờ một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau dây gọi lả khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung iữig dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận." Khoản ỉ, Điều 3, Luật Thương mại định nghĩa: "Hoại động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bárt hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đẩu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục dí ch sinh lợi khác. ”

Như vậy, qua các quy định trên đầy có thể thấy cung ứng dịch vụ trong thương mại là những hoạt đông được tiến hành nhằm mục đích sinh lợi. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa cung ứng dịch vụ thương mại với các hoạt động cung ứng dịch vụ khác không có mục đích sinh lợi. Tuy nhiên ranh giới này ngày càng trở nên mờ nhại vì ngày nay hầu hết các hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị trường đều nhàm mục đích sinh lợi.

Bản thân khái niệm “dịch vụ” trong pháp luật hiện hành cũng chưa được quan niệm thống nhất và chưa phù hợp với thòng lộ quốc tế. Trong Bộ luật Dản sự năm 2005, khái niệm “dịch vụ” được hiểu là một công việc do một bcn thực hiện theo yêu cầu của phía bẻn kia (Điều 518). Cách hiểu như vậy mới chỉ phán ánh được một khâu trong quá trình tạo ra và cung cấp dịch vụ chứ chưa thấy được dịch vụ cũng là các sản phẩm hoàn chỉnh mang đặc tính giá trị và giá trị sứ dụng. ^ Luật Thương mại nãm 2005 không đưa ra định nghĩa về dịch vụ, cũng không liệt kê các nhóm ngành dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh cùa luật như trong Hiệp định GATS. Đây có thế được coi như một điổm hạn chế của Luật Thương mại hiện hành. Tuy nhiên, trong các luật chuyên ngành (như Luật Hàng không, Luật Du lịch, Luật Các tổ chức tín dụng, Luặt Chứng khoán...) đôi khi có đưa ra định nghĩa về từng loại dịch vụ cụ thể. Chăng hạn, Điều 6. Pháp lệnh Bưu chính viễn thông định nghĩa: "Dịch vu viễn thủng là dịch vụ truyền kỷ hiệu, iin hiệu, so liệu, chữ viết, âm thanh, hình ánh hoặc các dạng cùa thông tin giữa các điêm kêI noi cùa mạng vien thõng.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các phương thức cung ứng dịch vụ trong thương mại

Điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997 là quy định các -phương thức cung ứng dịch vụ trong thương mại. Nó cho thấy Luật Thương mại năm 2005 đã bước đầu tiếp cận với Hiêp định GATS. Tuy nhiên, Luật Thương mại không sử dụng tên gọi “phương thức cung ứng dịch vụ” mà luật tiếp cận dưới góc độ quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ cua thương nhân.

Theo quy định của Luật Thương mại, Ihương nhân có quyển cung ứng các dịch vụ sau: (1) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; (2) Cung ứng cho người không cư trú tại Việt Nam sứ dụng trên lãnh thổ Việt Nam; (3) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trèn lãnh thổ nước ngoài; (4) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.

Một điểm đáng chú ý khác của Luật Thương mại năm 2005 là luật khổng chỉ quy dịnh quyén cung ứng địch vụ mà còn quy định cả quyền sử dụng dịch vụ cúa thương nhân. Cung ứng và sử dụng địch vụ là hai mặt không thể tách rời. Một thương nhân có thể vừa là người cung ứng dịch vụ vừa là người sử dụng dịch vụ. Bởi vậy, cách tiếp cận nhu Luật Thương mại nãm 2005 phản ánh sự sáng lạo và quan niệm thấu đáo của nhà làm luật về bản chất của quan hệ cung ứng dịch vụ. Theo Luật Thương mại nãm 2005, thương nhân có quyền sử dụng các dịch vụ sau: (1) Dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh ỉhổ Việi Nam; (2) Dịch vụ do nguời không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; (3) Dịch vụ do người cư tru tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; (4) Dịch vụ do người không cu trú tại Việt nam cung ứng trên lãnh Ihổ nước ngoài.

Mặc dù tèn gọi không hoàn toàn giống nhau nhung có rất nhiều phương Ihức cung úng dịch vụ quy định trong Luật Thương mại của Việt Nam tương tự các phương thức được quy định tại GATS. Luật Thương mại cũng quy định trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó (Điều 5). Như vậy, ngoài các phương thức cung ứng dịch vụ nêu trên, các thương nhân còn có thể lựa chọn các phương thức cung cấp dịch vụ khác được quy định tại GATS.

Khái niệm thưong mại ớ nước ta theo nghĩa íruyÉn ỉhong có nội hàm rất hẹp, chi bao gôm mội số nhóm quan hệ phái sinh giữa các thương nhân Nêu sứ dụng khái niệm trong Luật Thương mại đong nghĩa Với việc sẽ phái mớ rộng phạm vi điều chính cùa Luật Thương mại và điều này là trái với íruyền thong pháp luật thương mại nưác ta. Do vậy, việc sư dung khái niệm này Ịà cỏ chu Ý và phán ánh sự thận trọng cùa cúc nhà làm luật Việt Nam.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.98158 sec| 1014.578 kb