Trình tự thực hiện hòa giải thương mại

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 13/09/2021
view 184
comment-forum-solid 0

Hòa giải thương mại là hoạt động thường xuyên và phổ biến hiện nay. Trong các tranh chấp thương mại, đây là một phương thức giải quyết được rất được ưa chuộng. Phương thức này mang rất nhiều ưu điểm và vẫn giúp các bên giữ gìn được mối quan hệ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số quy định về quy trình thực hiện hòa giải thương mại.

hòa giải thương mại Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hòa giải thương mại là gì?

Hiện nay, quy định về hòa giải thương mại được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

Theo đó, tại Điều 3, hòa giải thương mại được hiểu là:

"1. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này."

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba là hòa giải viên, đóng vai trò trung gian, hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Họ sẽ giúp các bên phân tích vấn đề, đưa ra gợi ý, phương án xử lý tranh chấp, nhưng không thay các bên tự đưa ra phán quyết cho tranh chấp. Đây là một điểm khác với Tòa án và trọng tài.

Xem thêm thông tin liên quan tại: Mẫu đơn hòa giải giải tranh chấp đất đai

Trình tự hòa giải tranh chấp thương mại

Sau khi các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra hòa giải bằng phương thức hòa giải thương mại, quy trình hòa giải sẽ bắt đầu như sau:

Bước 1: Lựa chọn hòa giải viên thương mại

Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại; hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh; hoặc thành phố trực thuộc Trung ương công bố.

Nếu hai bên không lựa chọn được, thì tổ chức hòa giải thương mại sẽ chỉ định hòa giải viên. Việc chỉ định này tiến hành theo điều lệ của tổ chức đó.

Bước 2: Tiến hành hòa giải tranh chấp thương mại

Hòa giải là một phương thức giải quyết tôn trọng ý chí các bên. Do đó, các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải để tiến hành hòa giải.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận được thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc; nguyện vọng của các bên; và được các bên chấp thuận.

Khi hòa giải thành, kết quả hòa giải sẽ được lập biên bản. Kết quả trên sẽ có hiệu lực với các bên trong tranh chấp.

Lưu ý:

  • Có thể có nhiều hơn một hòa giải viên tham gia giải quyết vụ việc.
  • Hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp; tại bất kỳ thời gian nào trong quá trình hòa giải.
  • Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Bước 3: Công nhận kết quả hòa giải thành

Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Thủ tục hòa giải tranh chấp chấm dứt khi nào?

Pháp luật cũng quy định những trường hợp chấp dứt hòa giải như sau:

  • Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
  • Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
  • Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.

Có thể thấy, toàn bộ quy trình hòa giải trên đều rất tôn trọng ý chí thỏa thuận giữa các bên. Điều này là một ưu điểm rất lớn cho các thương nhân. Các thương nhân có thể nhanh chóng lựa chọn quy trình; thủ tục; pháp luật phù hợp để giải quyết tranh chấp. Đồng thời, các bên có thể yêu cầu xử lý tranh chấp riêng tư để bảo vệ thông tin; hình ảnh; thương hiệu của doanh nghiệp, pháp nhân đó.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27288 sec| 1026.539 kb