Phân biệt nơi cư trú, thường trú, tạm trú và lưu trú

Bởi Phạm Nhật Thăng - 26/08/2021
view 641
comment-forum-solid 0
  Nơi Cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi lưu trú là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Các thuật ngữ này cũng dễ bị nhầm lẫn với nhau dẫn đến việc thực hiện không đúng quy định pháp luật.

1- Cơ sở pháp lý điều chỉnh về nơi cư trú

- Luật Cư trú năm 2020,

- Thông tư số 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú năm 2020,

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2- Bảng phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi lưu trú

Khái niệm

Công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã gọi là nơi cư trú.

 

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.

Nơi ở hiện tại là nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú; nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã trong trường hợp nơi người đó đang thực tế sinh sống không có địa điểm chỗ ở cụ thể

Thường trúTạm trúLưu trú
Là nơi công dân sinh sống lâu dài, ổn định và đã được đăng ký thường trúLà nơi công dân sinh sống ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú từ 30 ngày trở lên.Là việc công dân ở lại một địa điểm trong thời gian ít hơn 30 ngày mà không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú 
Bản chấtSinh sống lâu dài, thường xuyên chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờSinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượnNghỉ lại tạm thời trong thời gian ngắn vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi... 
Thời hạn cư trúKhông có thời hạn

- Có thời hạn, tối đa 02 năm

 

- Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời
Nơi đăng ký cư trú

- Công an xã, phường, thị trấn;

 

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

 

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

 

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký

Thuộc một trong các trường hợp sau:

 

- Có chỗ ở hợp pháp;

- Nhập hộ khẩu về nhà người thân

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Đáp ứng 02 điều kiện:

 

- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

- Sinh sống từ 30 ngày trở lên

- Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú

 

- Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiệnTrong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú

- Không quy định.

 

- Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau
Kết quả đăng kýĐược cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trúĐược cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trúĐược ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú
Mức phạt nếu vi phạm100.000 - 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)

Như vậy, có thể hiểu đơn giản như sau:

(i) Nơi cư trú bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú;

(ii) Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài không có thời hạn;

(iii) Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn ngoài nơi thường trú;

(iv) Nơi lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn mang tính nhất thời.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phân biệt nơi cư trú, thường trú, tạm trú và lưu trú được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phân biệt nơi cư trú, thường trú, tạm trú và lưu trú có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22232 sec| 1032.117 kb