Thời hạn và thời hiệu là hai vấn đề cơ bản trong pháp luật dân sự, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
“Thời hạn” và “Thời hiệu” là hai chế định cơ bản và quan trọng trong pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự; đồng thời là hai vấn đề có ý nghĩa vô cùng thiết thực, quan trọng trong các mối quan hệ xã hội.
Chúng ta thường bắt gặp các khái niệm thời hạn và thời hiệu trong các hợp đồng như “thời hạn giao hàng”, “thời hạn thanh toán”, “thời hạn thông báo”…hoặc trong các quy định pháp luật như “thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”, “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”, “thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại”,….
Có được nhận thức đúng về thời hạn và thời hiệu giúp quá trình tiếp nhận, giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự, vụ án hình sự một cách hiệu quả; mặt khác việc xác định đúng thời hạn, thời hiệu giúp các bên trong các mối quan hệ xã hội đảm bảo về mặt thời gian thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng không phải ai cũng phân biệt được một cách rõ ràng sự khác nhau giữa hai khái niệm này và biết cách xác định thời hạn, thời hiệu.
Xem thêm nội dung bài viết: Quy định về thời hiệu
Tiêu chí | Thời hạn | Thời hiệu |
Khái niệm | Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác." | Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.” |
Đơn vị tính | Bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm...) hoặc một sự kiện có thể xảy ra | Năm |
Điểm bắt đầu và kết thúc | Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn Ví dụ: thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến 1/1/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/1/2014 đến 1/1/2015. | Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu. Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. |
Vấn đề gia hạn | Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn. | Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định). |
Hậu quả pháp lý khi hết thời gian | Chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó. | Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý. |
Phân loại | Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại: (i) Thời hạn do luật định (ii) Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên (iii) Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể. | Bao gồm 4 loại: (i) Thời hiệu hưởng quyền dân sự (ii) Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự (iii) Thời hiệu khởi kiện (iv) Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. |
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung liên quan tại đây
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm