Phương pháp ra quyết định

Bởi Phạm Nhật Thăng - 05/11/2023
view 0
comment-forum-solid 0
Về mặt lý thuyết cũng như thực tế người ta thấy rằng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của các quyết định phụ thuộc rất lớn vào phương pháp ra quyết định. Không thể có một quyết định tốt nếu như không sử dụng các phương pháp khoa học để tạo ra nó. Thông thường mỗi nhà quản trị đều ưa thích một số phương pháp ra quyết định nào đó, nhưng nhìn chung, có hai nhóm phương pháp ra quyết định phổ biến sau:

Phương pháp ra quyết định

- Phương pháp cá nhân ra quyết định;

- Phương pháp quyết định tập thể.

Để lựa chọn được những phương pháp ra quyết định tốt nhất chúng ta có thể thực hiện

theo các bước trong quy trình sau:

Bước 1: Xác định yêu cầu về việc sử dụng phương pháp ra quyết định.

Bước 2: Xác định hoàn cảnh và các yếu tố ra quyết định.

Bước 3: Phân tích mặt mạnh và yếu của từng phương pháp khi áp dụng.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp ra quyết định hợp lý.

Nhà quản trị cần phải biết khi nào nên dùng quyết định tập thể. Nói chung, tập thể chỉ phát huy tác dụng trong khâu mục tiêu và giải pháp, do tập thể có nhiều thông tin, nhiều thái độ và nhiều cách tiếp cận vấn đề. Các trường hợp có thể sử dụng quyết định tập thể là:

- Có đủ thời gian để sử dụng phương pháp này.

- Mỗi thành viên tham dự có đủ thông tin như mong muốn.

- Các thành viên cam kết theo đuổi mục tiêu.

- Quyết định không lập trình trước và có nhiều bất trắc.

- Muốn huấn luyện cấp dưới trong việc ra quyết định.

Kỹ thuật tập thể danh nghĩa

Là một nhóm các nhà quản trị có trách nhiệm ra quyết định họp lại để tìm ra giải pháp trên cơ sở đánh giá các phương án của mỗi cá nhân. Phương pháp này có những bước sau :

(1) Những thành viên họp lại, trước khi thảo luận mỗi người tự ghi những ý kiến của

mình.

(2) Sau đó mỗi người lần lượt trình bày những ý kiến của mình, và cứ tiếp tục như vậy

cho tới khi không còn ý kiến của ai nữa, tất cả những ý kiến đều được ghi lại đầy đủ.

(3) Tập thể thảo luận những ý kiến cho rõ ràng và đánh giá các ý kiến và đánh giá chung.

(4) Mỗi thành viên cho điểm những ý kiến, quyết định sau cùng là ý kiến được nhiều

điểm nhất.

Kỹ thuật Delphi

Là kỹ thuật được sử dụng trong các quyết định tập thể, nó không đòi hỏi sự hiện diện

của các thành viên và không bao giờ đối mặt nhau để tránh những áp lực lên nhau. Kỹ

thuật này gồm các bước sau:

(1) Vấn đề đặt ra, các thành viên được yêu cầu cho các giải pháp thông qua việc trả lời

một loạt các câu hỏi được chuẩn bị một cách cẩn thận.

(2) Mỗi thành viên hoàn tất bảng trả lời các câu hỏi một cách vô danh và đọc lập.

(3) Những kết quả của lần trả lời thứ nhất được tập hợp lại và in ra.

(4) Đánh giá và in ra phân phát cho các thành viên.

(5) Sau khi xem xét lại kết quả, những thành viên được yêu cầu cho các giải pháp mới

hoặc sữa chửa bổ sung các giải pháp ban đầu.

(6) Lập lại bước (4) và (5) cho đến khi đạt được sự nhất trí theo yêu cầu

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.86833 sec| 1002.391 kb