Tranh chấp đất đai là một hoạt động diễn ra thường xuyên hiện nay tại các địa phương. Pháp luật thực định có quy định chi tiết về vấn đề hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Các bên giải quyết tranh chấp tự nguyện tham gia, tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập.
Đối với giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải trong tố tụng là hòa giải tiến hành tại Tòa án nhân dân khi cơ quan này nhằm giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên.
Theo đó, Tòa án nhân dân trong quá trình tiến hành tố tụng phải thực hiện nguyên tắc hòa giải được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự ” Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự” (Điều 10).
Kết quả của việc hòa giải thành được Tòa án ghi nhận có giá trị thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Trong hoạt động hòa giải, Tòa án xuất hiện không phải với tư cách một bên tham gia hòa giải mà là người tổ chức, bố trí cho các đương sự thương lượng, thỏa thuận với nhau.
Hoạt động hòa giải này được coi là một thủ tục tố tụng bắt buộc của Tòa án trước khi xét xử sơ thẩm. Kết quả hòa giải do Tòa án tiến hành à những văn bản có tính chất chất pháp lý (biên bản hòa giải thành hoặc không thành; quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự), tùy theo trường hợp sẽ là cơ sở để cưỡng chế thi hành hoặc là cơ sở để Tòa án tiếp tục các thủ tục tố tụng theo pháp luật quy định.
Xem thêm các vấn đề liên quan tại Pháp trị – Chia sẻ kiến thức pháp lý
Đối với giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải ngoài tố tụng là hòa giải trung gian được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Trong lĩnh vực đất đai, loại hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:
(i) Hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: đây là việc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp hòa giải với các tranh chấp về đất đai
(ii) Hòa giải cấp cơ sở là hòa giải trong cộng đồng dân phố, mà người đại diện của cộng đồng dân phố đứng ra với tư cách hòa giải viên, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận và xóa bỏ xung đột nhằm phát huy những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng. Hình thức hòa giải cơ sở này được thực hiện thông qua hoạt động của tổ chức hòa giải hoặc bằng sự tham gia của các tổ chức xã hội khác được Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích thực hiện, nhằm đảm bảo phát huy tối đa ưu thế và hiệu quả của hoạt động này.
Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì “Nhà nước khuyến khích các bến tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở” và Khoản 2 của điều luật này lại quy định theo hướng “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”. Các bên đương sự phải trực tiếp gặp gỡ nhau để tự hòa giải trước khi tiến hành hòa giải cơ sở, nếu tự hòa giải không có kết quả, khi đó các bên sẽ làm đơn gửi Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nơi có vị trí đất đang tranh chấp, để yêu cầu tiến hành hòa giải cơ sở.
Tiếp theo đó, Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở quy định khá rộng phạm vì những loại việc có thể được hòa giải ở cơ sở, theo đó việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính, mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật .
(iii) Như vậy, khác với việc hòa giải ở Ủy ban nhân dân địa phương, thì hòa giải cơ sở chỉ có sự tham gia của tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác thực hiện. Cơ cấu tổ hòa giải có tổ trưởng và các tổ viên do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu để nhân dân bầu và do Ủy ban nhân dân công nhận.
Khi các tranh chấp đất đai xảy ra, thì các bên phải chủ động gặp gỡ nhau để tự bàn bạc, thương lượng hòa giải các bất đồng mâu thuẫn. Trường hợp các bên tự hòa giải không thành thì tổ hòa giải cơ sở sẽ tiến hành gặp gỡ và đóng vai trò trung gian giúp các bên ngồi lại, thương thượng với nhau nhằm giải quyết bất đồng mâu thuẫn. Tổ hòa giải cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập tại các thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố,… có trách nhiệm vận động khuyến khích giúp đỡ các bên hòa giải tranh chấp đất đai. Thành viên của tổ hòa giải là những người già, có uy tín, hiểu biết pháp luật về kinh nghiệm sống được lựa chọn trong cộng đồng dân cư. Thông thường họ là trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ Chi hội phụ nữ, hội viên Chi hội người cao tuổi, cán bộ, công chức nhà nước về hưu…. .
Tổ hòa giải tiến hành các hoạt động động viên, hòa giải để giúp các bên ngồi lại giải quyết tranh chấp.
Về bản chất, thì hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là phương thức hòa giải do cộng đồng dân cư ở cơ sở thực hiện. Cơ sở hòa giải dựa vào quy tắc văn hóa, hương ước, phong tục tập quán và quy phạm đạo đức để kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, tình đoàn kết cộng đồng và tác động vào lòng trắc ẩn để buộc các bên tranh chấp suy nghĩ tự giải quyết các bất đồng mâu thuẫn. Và đây cũng chính là biện pháp bảo đảm thực hiện dựa trên sức ép của dư luận cộng đồng dân cư ở cơ sở.
Ngoài cách giải quyết theo hòa giải, pháp luật cũng quy định các cách giải quyết tranh chấp đất đai khác mang tính pháp lý cao hơn, cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này qua: Tranh chấp đất đai - khởi nguồn của sự tan vỡ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm