Cùng với sự phát triển kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Dẫn tới việc xảy ra có nhiều tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và đa dạng. Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai nhằm tạo lập một hành lang pháp lý lành mạnh cho hoạt động khai thác và sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
Bài viết được thực hiện bởi: Trần Hồng Sơn – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đặc điểm của tranh chấp đất đai:
(i) Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
(ii) Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
(iii) Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
(i) Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền:Tình hình phân chia ruộng đất giữa hai miền Nam Bắc có nhiều xung đột trước và sau khi độc lập. Sau năm 1975, Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp đồng thời xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường, trang trại….
(ii) Hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, việc thu hòi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm.
(iii) Đặc biệt, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai một cách gay gắt.
(i) Về cơ chế quản lý
(ii) Về cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai
(iii) Về chính sách pháp luật, đất đai
Pháp luật đất đai quy định nhiều cách giải quyết tranh chấp đất đai gồm tự hòa giải, bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai và các bên lựa chọn giải quyết theo phương pháp hòa giải. Các bên có thể hòa giải tại cơ sở theo khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 hoặc bắt buộc hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã khi “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”
Để tìm hiểu rõ hơn về các cách hòa giải cũng như thủ tục tiến hành, mời quí vị tham khảo Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:
(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính
(ii) Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, những tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
(i) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
(ii) Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
(iii) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
(i) Đơn khởi kiện theo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
(ii) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán đất; Giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật;
(iii) Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu ( bản sao công chứng hoặc chứng thực)
(iv) Biên bản hòa giải không thành của ủy ban nhân dân cấp xã ( phường)
(v) Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính,giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất…
Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai bao gồm các bước và nội dung về xác định thẩm quyền tòa án, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp đơn và tham gia tố tụng tại tòa án như sau:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
(i) Xác đinh vụ việc có thuộc một trong các loại việc theo quy định;
(ii) Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai, chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hồ sơ khởi kiện được chuẩn bị sẽ tùy thuộc vào các vụ án cụ thể, tuy nhiên sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản theo như phía trên chúng tôi đã đề cập, mọi thông tin khác cần tìm hiểu, quí vị xem tại: Pháp trị
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện và vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí.
Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 án phí về tranh chấp đất đai được quy định như sau:
(i) Đối với tranh chấp về dân sự không có giá ngạch (tranh chấp về đất đai): 300.000 đồng
(ii) Đối với tranh chấp về dân sự (tranh chấp về đất đai) có giá ngạch
Câu hỏi: Đất có sổ đỏ bị tranh chấp được giải quyết theo thủ tục hòa giải như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục hòa giải khi đất có sổ đỏ bị tranh chấp được thực hiện như sau:
(i) Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
(ii) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
(iii) Trình tự và thủ tục hòa giải cơ sở tại thôn và hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã thực hiện theo quy định pháp luật đất đai hiện hành tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013; Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai.
Câu hỏi: Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột nên giải quyết theo cách nào?
Trả lời:
Đối với tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh em thì biện pháp tốt nhất để giải quyết đó chính hòa giải.
Hòa giải là cách để mọi người cùng nhau thỏa thuận, hạn chế những mâu thuẫn để giữ gìn mối quan hệ tình cảm anh em tốt đẹp. Đây cũng là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai được Luật Đất đai năm 2013 khuyến khích thực hiện.
Tuy nhiên, tùy vào các trường hợp thực tế có có áp dụng các biện pháp với mức độ khác nhau theo các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
Câu hỏi: Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc?
Trả lời:
Đất đai là một bất động sản đặc biệt, do vậy khi nhận thừa kế tài sản là đất đai, cần tiến hành khai di sản thừa kế bằng cách tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc đăng ký biến động đất đai. Cụ thể:
Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm