Hiện nay, việc chuyển giao quyền yêu cầu trong nghĩa vụ dân sự rất được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm các quy định pháp luật có liên quan đến việc chuyển giao quyền yêu cầu trong nghĩa vụ dân sự này. Vậy việc chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ được pháp luật quy định như thế nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Điều 309 Bộ luật Dân sự việc chuyển giao quyền yêu cầu được quy định:
Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau:
(i) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tình mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phâm, uy tín.
(ii) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ thỏa thuận không được chuyển giao.
Khi bên có quyền chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thanh bên có quyền yêu cầu.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Về hình thức: Việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói, nếu pháp luật có định việc chuyển giao phải lập thành văn bản, phải công chứng, phải đăng ký, phải xin phép thì phải tuân theo quy định đó...
Tìm hiểu thêm bài viết: Các vấn đề pháp lý về nghĩa vụ dân sự
Trong quan hệ dân sự, quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể được chuyển giao cho người thứ ba. Theo đó, bên chuyển giao có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ cho bên nhận chuyển giao. Cụ thể, Điều 366 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ như sau:
“Điều 366. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ
1. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.
2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại”.
Theo Điều 314 Bộ luật Dân sự thì Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ được thực hiện khi:
Trường hợp bên có nghĩa vụ không nhận được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh được về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thực hiện như sau:
Điều 315 chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Hình thức chuyển giao nghĩa vụ cũng nhưng việc chuyển giao quyền yêu cầu.
Xem thêm: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
Bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung liên quan tại đây
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm