Sở hữu là chế định quan trọng trong pháp luật dân sự cũng như là phương diện gây nhiều tranh chấp trên thực tế.Quyền chiếm hữu là quyền được nắm giữ, chi phối tài sản của các chủ thể được pháp luật quy định là có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Vậy những chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản được pháp luật quy định như thế nào?
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Như vậy chủ sở hữu là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, tức là được nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác. Mặc dù là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đó là những điều cấm không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại cho xã hội và những chủ thể khác.
Xem thêm: Đòi lại tài sản mang đi cầm cố bằng cách nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Đây là việc thực hiện theo nội dung ủy quyền của chủ sở hữu nên việc chiếm hữu sẽ bị giới hạn ở một mức độ nhất định và người chi phối tài sản lớn hơn vẫn là chủ sở hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Do việc chiếm hữu của chủ thể này do chủ sở hữu ủy quyền thực hiện nên phải tuân theo ý chí của chủ sở hữu tài sản.
Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Điều này cũng là do tài sản vẫn thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nên pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trong trường hợp trên.
Xem thêm: Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm