Quyền lập pháp được kiểm soát như thế nào trong Hiến Pháp Việt Nam

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 682
comment-forum-solid 0
Hiến pháp là văn bản pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống nhà nước và xã hội, với sự ra đời Hiến pháp 2013, cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nói chung và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói riêng ở nước ta đã có những bước tiến tích cực, cụ thể là phạm vi kiểm soát quyền lập pháp.

Tổng quan về quyền lập pháp

Quyền lập pháp là quyền duy nhất thuộc về Quốc hội. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. Tuy nhiên, hoạt động lập pháp không phải là công việc duy nhất của Quốc hội mà có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với hoạt động lập pháp là chỉ ban hành pháp luật xuất phát từ nhu cầu thực tế (có thể là nhu cầu đã có hoặc sẽ có) và phù hợp với thực tế. Điều đó có nghĩa là chương trình làm luật của Quốc hội nhất thiết phải đặt trong mối tương quan với nhu cầu điều hành đất nước và quản lý xã hội của Chính phủ. Trong quá trình soạn thảo luật, cần sử dụng mô hình phân tích chính sách“từ dưới lên”, theo đó, bất cứ quy định pháp luật hoặc chính sách nào được đưa ra đều phải trải qua công đoạn phân tích các bên có liên quan hoặc phân tích thể chế so sánh. Sử dụng công cụ phân tích này sẽ đảm bảo cho các đạo luật được ban hành không phải là sự cấy ghép vụng về ý chí của nhà nước vào đời sống xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Về kiểm soát quyền lập pháp

Trong các bản Hiến pháp trước cũng như Hiến pháp 2013, chưa có quy định nào về kiểm soát quyền lập pháp của Quốc hội và không xác định một cơ quan chuyên trách nào kiểm soát việc thực hiện quyền lực của Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với việc quy định này, có người sẽ cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên Quốc hội cao hơn Chính phủ và Tòa án Nhân dân tối cao, tức là quyền lập pháp sẽ cao hơn quyền hành pháp và quyền tư pháp. Nếu hiểu như vậy là hiểu chưa đúng tinh thần của Hiến pháp 2013. Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Quốc hội là thiết chế do Nhân dân bầu ra, các cơ quan và cá nhân đứng đầu các quyền hành pháp và tư pháp do Quốc hội bầu ra. Vì thế, Quốc hội được coi như là thiết chế trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 đã trao quyền chủ động và độc lập hơn cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Chính phủ trong thực hiện quyền lập pháp. Hiến pháp 2013 đã quy định Chính phủ có quyền chủ động xây dựng kế hoạch trình dự án, thực hiện quyền trình các dự án luật thì Chính phủ cũng có thể rút lại các dự án đó trong trường hợp do luật định. Trong quá trình làm luật của Quốc hội, Chính phủ tổ chức triển khai, tiếp nhận các phản hồi và thảo luận để hoàn thiện các dự án luật. Mặc dù, Quốc hội có quyền đề xuất và quyết định các sửa đổi dự án luật theo đệ trình của Chính phủ nhưng Chính phủ có quyền thảo luận các đề xuất, ý kiến của Quốc hội để các dự án luật có tính khả thi khi áp dụng. Do vậy, trong quá trình đề xuất, xây dựng dự án luật, cần đề cao trách nhiệm của Chính phủ trong việc tham vấn Quốc hội cũng như nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội nhằm bảo đảm chất lượng của các dự án luật. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc kiểm soát hoạt động lập pháp chỉ mang tính một chiều. Mặc dù quá trình xây dựng dự án luật có rất nhiều chủ thể tham gia nhưng có thể thấy cơ bản là do Chính phủ chủ trì thực hiện, vì thế chất lượng của các dự án luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hoạt động của Chính phủ.

Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 2013 có quy định về ủy quyền lập pháp. Theo đó, Điều 100 Hiến pháp 2013 quy định “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”. Thực tế, trong thời gian vừa qua, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật gặp rất nhiều bất cập, thậm chí có một số văn bản có dấu hiệu vi hiến. Do vậy, để đảm bảo cho Chính phủ thực thi lập pháp ủy quyền, tránh lạm quyền trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội cần tăng cường giám sát nhằm đảm bảo cơ chế về ủy quyền lập pháp được thực hiện hiệu quả.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19879 sec| 998.914 kb