Quyền phụ nữ qua các bản Hiến pháp Việt Nam

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 479
comment-forum-solid 0
Đời sống của phụ nữ là một bộ phận của đời sống gia đình, xã hội. Người phụ nữ không tách biệt với phần còn lại của thế giới, trái lại họ gắn liền và chi phối mạnh mẽ đời sống gia đình và xã hội. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, quyền của phụ nữ đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp từ 1946 đến 2013 và cụ thể hóa những quy định đó trong đời sống xã hội.

Quyền phụ nữ qua các bản Hiến pháp

Bản Hiến pháp 1946

Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Hồ Chủ tịch đã trích những nội dung bất hủ trong các bản Hiến pháp của các nước dân chủ Hoa Kỳ, Pháp: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ, là sự kết tinh những giá trị cao cả của thời đại, đáp ứng khát vọng của toàn thể Nhân dân Việt Nam về bảo vệ nền độc lập dân tộc, đoàn kết toàn dân và đảm bảo các quyền tự do dân chủ của mọi công dân. Quy định này đã phá tan xiềng xích tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến bấy lâu. Quan điểm “nam nữ bình quyền” còn được quán triệt và cụ thể hóa bằng các quy định tại Điều 6: “Tất cả công dân đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”; Điều 7: “Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình”; Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”; Điều 18: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử…”

Với tư cách là công dân, người phụ nữ ngang quyền với nam giới và họ được đảm bảo bởi hàng loạt các quyền:

Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, bình đẳng trước pháp luật, tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình.

Các quyền tự do: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, tự do tín ngưỡng (Điều 10), tự do về thân thể (không bị bắt bớ, giam cầm nếu không có quyết định của Tòa), thư tín, nhà ở không ai được xâm phạm (Điều 11).

Các quyền dân chủ: Bầu cử, ứng cử, bãi miễn (Điều 17,18,19), phúc quyết về Hiến pháp và những quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21).

Với những quy định trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã mở đường cho tư tưởng nam nữ bình đẳng về quyền lợi trên mọi phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và đã trở thành tư tưởng chủ đạo cho các bản Hiến pháp sau này về quyền của phụ nữ.

Bản Hiến pháp 1959

Bản Hiến pháp này tiếp tục khẳng đinh các quyền cơ bản của nhân dân, cũng như của phụ nữ, đặc biệt tại Điều 23, Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 đã tiến thêm một bước tiến lớn trong các quyền dân chủ đó là việc xác lập quyền ứng cử của công dân không phân biệt nam nữ: “ Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội…đều có quyền bầu cử…ứng cử…” Điều này đã khẳng định quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Tại Điều 24 ghi nhận: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ…”. Như vậy, so với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực mà phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng như nam giới.

Luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Hiến pháp 1980

Bản Hiến pháp tiếp tục ghi nhận và kế thừa những tư tưởng pháp lý về quyền của phụ nữ tại các bản Hiến pháp trước đó. Đồng thời, tiếp tục làm rõ, bổ sung, mở rộng quyền phụ nữ trong xã hội. Theo đó, các quyền của phụ nữ được khẳng định trên mọi mặt của đời sống xã hội, chẳng hạn tại Điều 63, Hiến pháp 1980 quy định: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao đời sống chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ …”; Điều 64: “…Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.” Theo quy định này, lần đầu tư tưởng bình đẳng giới đã mở rộng không chỉ đối với người trưởng thành mà còn đối với trẻ em.

Hiến pháp 1992, và Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001

Hiến pháp 1992, và Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 tiếp tục khẳng định các quyền tự do cơ bản của công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng như điều mang tính tất yếu. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 còn có quy định nhằm nhấn mạnh những hành vi áp bức, kỳ thị, phân biệt, đối xử với phụ nữ là xâm phạm đến các quy phạm được pháp luật bảo vệ: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ…” (Điều 63). Như vậy, với các hành vi được liệt kê ở trên, pháp luật ghi nhận quyền về nhân phẩm của phụ nữ, đồng thời như một lời cảnh báo nếu ai đó xâm phạm quyền này, sẽ phải bị pháp luật trừng trị.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Hiến pháp 2013

Trong bản Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền phụ nữ nói riêng đã được khẳng định ở tầng cao hơn khi mà các nhà làm luật ở nước ta đã đưa chương V Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên đặt trang trọng ở Chương II. Theo đó, quyền phụ nữ, một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của quyền con người, quyền công dân lại một lần nữa được khẳng định và đề cao. Ở ngay điều đầu tiên của Chương II đã ghi nhận quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế cho tới văn hóa, xã hội. Các quyền này được pháp luật và toàn thể xã hội thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.41278 sec| 1006.523 kb