Thắc mắc về xử phạt vấn đề xây dựng lò gạch trái phép

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 23/01/2020
view 515
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Gia đình chú tôi có một thửa ruộng gần một khu nung đốt gạch. Mà theo tôi được biết thì khu đó chưa được phép của thành phố, chỉ là do hộ gia đình đó tự ý thuê hay nhận chuyển nhượng ruộng của các hộ xung quanh rồi xây dựng khu lò nung đốt gạch. UBND xã nơi chú tôi đang sinh sống và đứng đầu là ông Chủ tịch UBND xã biết nhưng vẫn cho xây dựng. Khu lò gạch đó đã đi vào hoạt động được vài năm nay. Hiện nay vì khu lò gạch múc đất để làm gạch đã làm sạt lún vào ruộng nhà chú tôi. Vậy tôi xin hỏi nếu chú tôi làm đơn kiến nghị thì chuyển đến cơ quan nào? Trách nhiệm về mặt pháp luật đối với người đứng đầu UBND xã và ông chủ lò nung đốt gạch đó ra sao, thuộc điều luật nào?

Luật sư tư vấn

Thứ nhất, về hành vi múc đất để sản xuất gạch làm sạt lún đất:

Theo như bạn trình bày thì thửa ruộng của chú bạn  gần một khu  nung đốt gạch và trong quá trình người ta múc đất để sản xuất thì đã làm sạt lún vào phần đất của nhà chú bạn. Hành vi này đã gây thiệt hại về tài sản cho chú bạn nên chủ lò gạch sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Ngoài ra tại 585 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo như quy định trên thì hành vi của cơ sở sản xuất gạch làm thiệt hại cho phía gia đình chú bạn sẽ phải tiến hành bồi thường toàn bộ và các bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường.

Về các khoản bồi thường thì bạn có thể xem xét tại Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015 bao gồm:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại khác do luật quy định.

Trong trường hợp các bên không thể tiến  hành thỏa thuận về mức bồi thường thì chú bạn có thể làm đơn gửi lên Tòa án nơi mà đặt cơ sở sản xuất gạch để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, hành vi sản xuất vật liệu xây dựng trái phép:

Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 39. Vi phạm quy định về lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng hoặc quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng không đảm bảo điều kiện năng lực quy định.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất vật liệu xây dựng không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư xây dựng dự án sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất có một trong các hành vi sau đây:

Kho bãi chứa chất thải không đạt yêu cầu kỹ thuật quy định;

Không xử lý hoặc xử lý, sử dụng chất thải không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định làm nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng.

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cơ sở nhiệt điện, phân bón hóa chất, luyện kim có một trong các hành vi sau đây:

Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo mà không bao gồm thiết kế đồng bộ dây chuyền, thiết bị xử lý tro, xỉ, thạch cao theo quy định;

Không phân loại, sơ chế hoặc phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định;

Không thuê đơn vị có đủ năng lực để phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao trong trường hợp không đủ khả năng tự phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với đơn vị được thuê để phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao có một trong các hành vi sau đây:

Không đủ năng lực để thực hiện việc phân loại hoặc sơ chế tro, xỉ, thạch cao theo quy định;

Không phân loại, sơ chế hoặc phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động khai thác, sản xuất khoáng sản làm vật liệu xây dựng hoặc xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này.

Như vậy, đối với trường hợp cơ sở sản xuất gạch trên chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động mà đã sản xuất thì tùy theo mức độ của hành vi thì sẽ bị xử phạt theo quy định trên. Gia đình chú bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này lên phía UBND xã để cơ quan nhà nước xem xét và xử lý.

Thứ ba, về trách nhiệm của chủ tịch UBND xã:

Nếu bạn có căn cứ  chứng minh rằng chủ tịch UBND xã cố tình bỏ sót hành vi sai phạm trên của cơ sở sản xuất gạch này thì có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp cụ thể là chủ tịch UBND huyện theo khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo 2011:

Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.14865 sec| 1014.891 kb