Nội dung bài viết [Ẩn]
Giải thể và phá sản doanh nghiệp là hai khái niệm dễ gây ra những nhầm lẫn cho các doanh nghiệp nhất. Nhiều chủ thể kinh doanh vẫn không phân biệt được khi nào thì doanh nghiệp bị giải thể và khi nào thì doanh nghiệp bị phá sản?
Bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Trước tiên, giải thể và phá sản giống nhau ở chỗ đây đều là hai hình thức xảy xa để chấm dứt hoạt động kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp nằm trong trường hợp dẫn đến phá sản hay giải thể thì đều bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu;
Doanh nghiệp đều phải thực hiện, giải quyết các nghĩa vụ về tài sản cho nhà nước hoặc các bên liên quan.
Lý do dẫn đến giải thể sẽ rộng hơn so với lý do khiến doanh nghiệp bị phá sản. Các lý do để giải thể doanh nghiệp có thể là hết thời hạn hoạt động đã quy định trong điều lệ công ty mà không thực hiện gia hạn, giải thể do chủ sở hữu quyết định…
Doanh nghiệp bị phá sản khi tồn tại các khoản nợ mà không đủ khả năng thanh toán khi đến hạn, không thể thực hiện được các nghĩa vụ khi đến hạn thanh toán nợ.
Trường hợp giải thể doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục hành chính và làm theo trình tự đã được quy định trong luật doanh nghiệp năm 2014.
Trường hợp phá sản doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục tư pháp và các bước thực hiện theo quy định đã được ghi rõ trong luật phá sản năm 2014.
Giải thể doanh nghiệp có 02 trường hợp, một là do chủ sở hữu tự quyết định giải thể. Hai là do cơ quan chức năng bắt buộc giải thể.
Doanh nghiệp bị phá sản do tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều kiện để giải thể doanh nghiệp là: doanh nghiệp đã thanh toán xong các khoản nợ trong sinh ra trong quá trình kinh doanh.
Điều kiện để phá sản doanh nghiệp thì không bắt buộc phải đảm bảo đã hoàn thành các nghĩa vụ về nợ và tài sản. Theo quy định hiện hành, các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo thứ tự dựa trên cơ sở là số tài sản còn lại. Trường hợp số nợ vượt quá số tài sản của doanh nghiệp sở hữu thì các khoản nợ sẽ được thanh toán dựa vào thứ tự ưu tiên với số phần trăm tương ứng, phần nợ chưa được trả thì các chủ sợ sẽ phải chịu. Như vậy, chủ nợ của các doanh nghiệp bị phá sản thường gặp rất nhiều rủi ro.
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Doanh nghiệp một khi đã giải thể sẽ bị chấm dứt hoàn toàn các hoạt động và gạch tên trên danh sách có trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bị phá sản không nhất thiết là chấm dứt hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có số nợ vượt quá khả năng thanh toán cũng không nhất thiết phải mở thủ tục phá sản. Doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian để thương lượng với chủ nợ, nếu phục hồi được doanh nghiệp thì sẽ thoát khỏi tình trạng phá sản.
Khi chủ sở hữu hay người quản lý, điều hành có doanh nghiệp bị giải thể cũng không bị nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh.
Ngược lại đối với trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, nhà nước sẽ có những quy định về hạn chế quyền tự do kinh doanh của người quản lý hay chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.
Ví dụ: luật phá sản năm 2014 đã quy định, khi doanh nghiệp hay hợp tác xã bị phá sản thì người có chức vụ là chủ tịch, giám đốc hoặc tổng giám đốc… không được đảm nhận chức vụ tương ứng ở các doanh nghiệp nhà nước khác…
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm