Thị trường cạnh tranh là gì

Bởi Phạm Nhật Thăng - 26/05/2024
view 0
comment-forum-solid 0
Mục đích của chúng ta trong chương này là nghiên cứu xem các doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất như thế nào trên thị trường cạnh tranh. Để có kiến thức làm cơ sở cho phân tích này, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét thị trường cạnh tranh là gì.

1- Ý nghĩa của từ cạnh tranh

Mặc dù đã bàn về ý nghĩa của từ cạnh tranh trong chương 4, nhưng chúng ta vẫn nên tóm tắt lại bài học ấy. Thị trường cạnh tranh, đôi khi còn gọi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có hai đặc tính: 

- Có nhiều người mua và nhiều người bán trên thị trường.

- Những người bán khác nhau cung ứng các hàng hóa về cơ bản là giống nhau.

Do những điều kiện này, hành vi của mỗi người mua hay người bán riêng lẻ trên thị trường ảnh hưởng không đáng kể đến giá cả thị trường. Người mua và người bán đều coi giá thị trường là cho trước. Chúng ta hãy lấy thị trường sữa làm ví dụ. Không người mua sữa nào có thể tác động tới giá sữa, vì mỗi người mua chỉ mua một lượng nhỏ so với quy mô thị trường. Tương tự, mỗi người bán sữa chỉ có khả năng kiểm soát rất hạn chế đối với giá sữa, vì những người bán khác cũng cung ứng sữa, thứ mà về cơ bản giống hệt nhau.

Vì mỗi người bán có thể bán toàn bộ lượng hàng mong muốn với mức giá hiện hành, nên hầu như chẳng có lý do gì để anh ta giảm giá; còn nếu anh ta tăng giá, người mua sẽ đi mua ở chỗ khác. Người mua và người bán trên thị trường cạnh tranh phải chấp nhận giá cả do thị trường quyết định và vì vậy được gọi là những người chấp nhận giá. Ngoài hai điều kiện của cạnh tranh nêu trên, có một điều kiện thứ ba đôi khi được coi là đặc trưng cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

- Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rời bỏ thị trường.

Ví dụ, nếu ai cũng có thể xây dựng một trại nuôi bò sữa và nếu bất cứ người nông dân đang cung cấp sữa nào cũng có thể quyết định rời bỏ công việc kinh doanh sữa, thì khi đó ngành nuôi bò sữa thỏa mãn điều kiện trên. Cần lưu ý rằng phần lớn phân tích về các doanh nghiệp cạnh tranh không dựa trên giả định về sự tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, vì đây không phải điều kiện cần để các doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Nhưng như chúng ta sẽ thấy trong phần sau của chương, những người gia nhập và rời bỏ thị trường là nguyên nhân chính tạo ra kết cục của thị trường cạnh tranh trong dài hạn.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh

Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Để cụ thể hóa vấn đề, chúng ta hãy xem xét một doanh nghiệp: Trại nuôi bò sữa Smith. Trại bò sữa Smith sản xuất một lượng sữa là Q và bán mỗi đơn vị sữa ở mức giá thị trường P. Tổng doanh thu của trại bò sữa là P.Q. Chẳng hạn, nếu mỗi thùng sữa giá 6 đô la và trại bò sữa bán 1000 thùng, thì tổng doanh thu của nó bằng 6000 đô la.

Vì trại bò sữa Smith nhỏ so với thị trường sữa thế giới, nên nó chấp nhận mức giá do các điều kiện thị trường quyết định. Nói rõ hơn, điều này hàm ý giá sữa không phụ thuộc vào sản lượng sữa do trại bò sữa Smith sản xuất và bán ra. Nếu trại bò sữa Smith tăng gấp đôi lượng sữa sản xuất mà giá sữa vẫn không đổi, thì tổng doanh thu tăng gấp đôi. Kết quả là tổng doanh thu tỷ lệ với sản lượng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thị trường cạnh tranh là gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Thị trường cạnh tranh là gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê  luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:  (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.09291 sec| 1004.563 kb