Thủ tục hòa giải được diễn ra như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 17/12/2019
view 567
comment-forum-solid 0
Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải cũng được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế.

Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Khoản 1 Điều 208 BLTTDS quy định: Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp; và theo khoản 1 Điều 207 về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được quy định: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

Theo đó, đối với đương sự không có mặt tại phiên hòa giải theo Thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải của Tòa án lần đầu thì BLTTDS chưa quy định rõ phiên hòa giải tiếp theo sẽ được tiến hành trong thời hạn bao lâu? Số lần hòa giải tối đa là bao nhiêu lần? Chính vì quy định chung chung như vậy nên Thẩm phán lúng túng khi giải quyết.

Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Khoản 2 Điều 209 quy định: Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp… Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì những cơ quan , tổ chức, cá nhân liên quan là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, họ cũng là đương sự trong vụ án dân sự, nên theo quy định của khoản 1 Điều 209, họ đương nhiên là thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Cho nên, để áp dụng khoản 2 Điều này thì cần có hướng dẫn cụ thể về “cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan”.

Khoản 3 Điều 209 quy định:  Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp.

Thời hạn lấy ý kiến các đương sự vắng mặt và ra quyết định công nhận hòa giải thành của các đương sự cũng chưa được quy định. “Nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp”, trường hợp này chỉ cần một bên đương sự có mặt yêu cầu hoãn hay tất cả các đương sự có mặt yêu cầu thì Thẩm phán mới hoãn phiên hòa giải? Việc hoãn này diễn ra bao nhiêu lần? Có không chế số lần không? Những vấn đề này đều chưa có hướng dẫn.

BLTTDS cũng chưa có hướng dẫn thế nào là “không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”.

Khoản 3 Điều 209 có áp dụng đối với việc vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không, hiện cũng chưa được áp dụng thống nhất.

Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Theo quy định tại Điều 210 thì Thẩm phán  phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trước, sau đó mới tiến hành hòa giải. Vấn đề đặt ra là giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tiến hành trong cùng một ngày được không? Nếu Thẩm phán chưa mở phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đã tiến hành hòa giải trước; sau một thời gian thu thập chứng cứ mới tiến hành việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ  thì có vị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 210 thì trong trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ biết, nhưng chưa quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi mở phiên họp thì Tòa phải ra thông báo.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

BLTTDS quy định hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khi đương sự vắng mặt, nhưng không quy định trong thời hạn bao lâu thì mở lại và cũng không quy định một vụ án phải hòa giải bao nhiêu lần.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Trường hợp người khởi kiện yêu cầu ly hôn, chia tài sản chung khi ly hôn, nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn và tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm phần yêu cầu chia tài sản chung đã thỏa thuận: Về quan hệ hôn nhân, thuận tình ly hôn; về tài sản chung, tự phân chia; nguyên đơn xin rút yêu cầu chia tài sản chung, thì khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Về nghĩa vụ án phí sơ thẩm

Theo Điều 147 thì các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án thì mức án phí hòa giải thành mỗi bên phải chịu 25%. Tuy nhiên, nguyên đơn sẽ không chấp nhận 25% án phí hòa giải thành vì khi xét xử họ không phải chịu án phí cho nên để hòa giải thành thì bị đơn phải tự nguyện chịu phần án phí của nguyên đơn.

Hòa giải lại sau khi giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm

Theo quy định tại khoản 3 Điều 308 thì một trong những thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm là “Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm”. Như vậy, đối với bản án sơ thẩm bị hủy một phần hoặc toàn bộ để chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án thì Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, vấn đề đặt ra là có cần tiến hành hòa giải lại hay không? Đây là vấn đề rất cần quy định rõ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.30752 sec| 1010.578 kb