Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn. Tại Tòa án, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải:
Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn);
Thứ hai, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý).
Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định như sau:
Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về khuyến khích về việc hòa giải ở cơ sở như sau: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”
Như vậy, với quy định trên, thì việc hòa giải ở cơ sở khi thuận tình ly hôn là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng.
Hòa giải ở cơ sở có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các tổ chức như: Chi Hội Phụ nữ, Chi Đoàn Thanh niên, Chi Hội Cựu chiến binh, Chi Hội Nông dân,..; và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, hòa giải viên thường là những người quen biết, thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc
Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hòa giải tại tòa án như sau: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Như vậy, dù là ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn thì tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải. Thủ tục này bắt buộc phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.
Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. Việc tham khảo ý kiến này sẽ giúp thẩm phán thụ lý vụ án hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng cuộc sống của vợ chồng để có hướng hòa giải phù hợp.
Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng đoàn tụ tức là phân tích, giải thích cho vợ chồng hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa vụ với con… để từ đó hàn gắn, gắn kết vợ chồng. Nếu sau khi hòa giải vợ chồng đoàn tụ thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngược lại đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn, có tranh chấp về tài sản về quyền nuôi con, Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện tiếp thủ tục mở phiên tòa xét xử.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm