Hiện nay, việc nhận nuôi con nuôi không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, những vấn đề về thủ tục nhận nuôi con nuôi là trẻ sơ sinh vẫn còn rất nhiều người quan tâm cũng như những vấn đề pháp lý liên quan đến việc nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi. Vậy thủ tục nhận nuôi con nuôi đặc biệt là đối với việc nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi cần những thủ tục nào, quy trình ra sao. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi chi tiết và đầy đủ nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hướng dẫn thủ tục nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi chi tiết đầy đủ nhất
Theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 về các điều kiện mà người nhận nuôi phải đáp ứng được như:
Điều kiện đầu tiên mà người nhận nuôi phải đáp ứng được là phải được Nhà nước công nhận người đó có năng lực hành vi dân sự của mình một cách hợp pháp.
Điều kiện thứ hai là về độ tuổi của người muốn nhận con nuôi phải nhiều hơn con nuôi ít nhất là 20 tuổi.
Điều kiện thứ ba mà người nhận nuôi phải đáp ứng được là phải đảm bảo tốt các điều kiện về sức khỏe, chỗ ở, kinh tế gia đình cũng như có việc làm ổn định để nuôi dạy con, để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Điều kiện cuối cùng cần phải có là người muốn nhận con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt cũng như không có hành động làm trái với đạo lý và quy định chung của pháp luật.
Trừ những trường hợp như cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng mình để làm con nuôi hay người thân ruột thịt trong gia đình là cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi của mình thì với những trường hợp này thì không cần phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe, chỗ ở, kinh tế hay việc làm và tư cách đạo đức đã nêu ở trên.
Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 về người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng được đúng và đầy đủ các yêu cầu như sau:
"1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường họp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi."
Ngoài ra, trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên còn có quyền được đưa ra quyết định có đồng ý nhận cha mẹ nuôi hay không. Còn với việc nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi thì chỉ được nhận nuôi trẻ sau khi sinh ít nhất 15 ngày và có sự đồng ý của cả cha mẹ ruột của con. Bên cạnh đó thì người nhận nuôi phải đưa ra quyết định hoàn toàn tự nguyện và không bị tác động hay ép buộc bởi ai khi nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi.
Nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 về sự đồng ý cho làm con nuôi có quy định về trường hợp nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi. Cha mẹ đẻ của trẻ sơ sinh chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi khi con đã được sinh ra ít nhất là 15 ngày tuổi. Việc nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, vẫn có thể được phép nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi khi đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật về điều kiện của người nhận nuôi, sự đồng ý của cha mẹ đẻ của trẻ và sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì việc nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện đầy đủ theo trình tự thủ tục do luật định
Trước khi nhận nuôi con nuôi thì người muốn nhận nuôi phải thực hiện việc chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cho mình và cho trẻ mà mình muốn nhận nuôi và nộp lên Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương nơi mà mình đã đăng ký thường trú.
Các loại giấy tờ mà người muốn nhận con nuôi cần chuẩn bị bao gồm:
Một đơn xin nhận con nuôi theo đúng văn bản mẫu theo quy định của pháp luật;
Bản sao các giấy tờ chứng minh thân thế như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu. Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ này thì người muốn nhận nuôi con nuôi phải nộp được giấy tờ khác có giá trị tương đương để chứng minh.
Tiếp theo là cần điền đầy đủ các thông tin vào bản lý lịch tư pháp
Người muốn nhận nuôi con nuôi cũng phải có giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, kết quả khám sức khỏe có đóng dấu của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên.
Cuối cùng là cần phải có giấy kê khai rõ hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Đồng thời cũng nêu rõ công việc hiện tại cũng như nơi ở hiện nay. Bản kê khai này phải có xác thực của UBND cấp xã nơi của người muốn nhận nuôi con nuôi thường trú.
Người làm con nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
Đầu tiên là cần phải có giấy khai sinh của trẻ
Thứ hai là kết quả khám sức khỏe cho trẻ từ tuyến huyện trở lên
Thứ ba là chuẩn bị 2 ảnh chụp của trẻ, trong đó có một ảnh toàn thân và một ảnh trực diện. Hai ảnh này đều chụp không quá 06 tháng tính từ ngày chụp đến ngày làm hồ sơ.
Cuối cùng là cần chuẩn bị giấy chứng nhận, xác thực tình trạng của trẻ trước khi được nhận nuôi là bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, trẻ có cha mẹ bị mất tích hoặc trẻ được nuôi tại các cơ sở nuôi dưỡng hay trẻ có cha mẹ bị mất kiểm soát năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì sau khi người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi đã chuẩn bị được đầy đủ các hồ sơ như trên thì sẽ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và trong vòng 30 ngày Ủy ban nhân dân sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ cũng như bắt đầu tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan.
Sau khi đã kiểm tra hồ sơ của người có mong muốn nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đã đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đưa ra kết luận về việc hồ sơ đó có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hay không. Trong trường hợp không đủ điều kiện thì thủ tục đó sẽ không được Ủy ban thông qua. Sau đó, người có mong muốn nhận con nuôi sẽ nhận được văn bản trả lời cùng với lý do từ chối của Ủy ban nhân dân.
Còn trong trường hợp, hồ sơ đã đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo cho người có mong muốn nhận con nuôi đến để đăng ký nuôi con nuôi đồng thời cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Khi người nhận nuôi con nuôi ký xác nhận đồng ý theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì trong vòng 20 ngày kể từ ngày đăng ký, người nhận con nuôi sẽ được giao nhận con và ghi vào sổ hộ tịch.
Trong bài viết này đã hướng dẫn bạn những thủ tục nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi đầy đủ và chi tiết nhất. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong cuộc sống cũng như trong công việc của bạn.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm