Năm 2020, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam có thể giảm 51,3% do những tác động của Covid-19. Dự báo hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, quy mô thị trường có thể trở lại mốc bình thường ở mức 5 tỷ USD.
Bài viết được thực hiện bởi: Trần Hồng Sơn – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam có thể phân ra thành 3 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn từ 1986 đến trước 2005:
Đây là giai đoạn sơ khai của mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam khi khung pháp lý cho hoạt động này chưa có. Dữ liệu lịch sử ghi nhận rất ít thương vụ, chủ yếu là các công ty nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết. Các thương vụ M&A tiêu biểu thời kỳ này phải kể đến vụ Unilever mua hãng kem đánh răng P/S và Colgate Palmolive thôn tính kem đánh răng Dạ Lan.
Thời kỳ này càng xuất hiện làn sóng các ngân hàng nông thôn sáp nhập vào các ngân hàng đô thị. Các thương vụ này hầu hết do sự giàn xếp của cơ quan quản lý nhà nước mà không xuất phát từ yếu tố thị trường.
Giai đoạn từ 2005 đến 2013:
Đây có thể coi là giai đoạn hình thành thị trường M&A tại Việt Nam với một làn sóng khá mạnh mẽ. Dấu mốc quan trọng của giai đoạn này là việc các văn bản pháp lý quan trọng như: Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc mua bán, chuyển nhượng vốn góp.
M&A tăng gấp năm lần về giá trị, từ 1,08 tỷ USD năm 2005 lên đến 5,1 tỷ USD năm 2012; 77% số thương vụ liên quan đến DN nội, song giá trị không lớn với quy mô thường dưới 10 triệu USD (47% số thương vụ) (MAF, 2013).
Giai đoạn này chứng kiến sự bứt phá về giao dịch M&A trong các ngành ngân hàng, hàng tiêu dùng và bất động sản. Cùng với quá trình tái cơ cấu, ngành Ngân hàng có một số thương vụ lớn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn được hợp nhất từ ba ngân hàng, Habubank sáp nhập vào SHB.
M&A trong ngành hàng tiêu dùng cũng tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch lên đến 1 tỷ USD/năm, chiếm 25% tổng giá trị tại Việt Nam. Với bất động sản, chính những khó khăn từ năm 2010-2012 khiến cho M&A trong lĩnh vực này diễn ra sôi động và đa dạng, bao gồm cả chuyển nhượng dự án, tòa nhà văn phòng và khu nghỉ dưỡng.
Bảng 1. M&A các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trước 2005 | |
Năm | Thương vụ |
1997 | NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam |
1999 | NHTMCP Đại Nam sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam |
2001 | NHTMCP Châu Phú sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam |
2001 | NHTMCP Đông Á mua lại NHTMCP Nông thôn Tứ Giác Long Xuyên |
2002 | NHTMCP Phương Nam mua lại Quỹ Tín dụng nhân dân Định Công |
2002 | NHTMCP Thạch Thắng sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Thương Tín |
2003 | NHTMCP Nông thôn Cái Sắn sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam |
2003 | NHTMCP Nông thôn Tây Đô sáp nhập vào NHTMCP Phương Đông |
2003 | NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam mua lại NHTMCP Nam Đô |
2003 | Công ty Tài chính Sài Gòn hợp nhất NHTMCP Đà Nẵng |
2004 | NHTMCP Nông thôn Tân Hiệp sáp nhập vào NHTMCP Đông Á |
Các thương vụ thâu tóm trên sàn chứng khoán cũng đã xuất hiện. Năm 2010 bắt đầu nổi lên những vụ chào mua công khai và thôn tính trên sàn mà tiêu biểu là vụ Thủy Sản Hùng Vương chào mua Thủy Sản An Giang hay Dược Viễn Đông tìm cách thâu tóm Dược Hà Tây.
Ngoài ra, M&A chính thức trở thành kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ 2011 đến 2013, các tập đoàn của Nhật Bản đóng góp đến 2,5 tỷ USD vào M&A Việt Nam, đặc biệt hai ngành hàng tiêu dùng và tài chính-ngân hàng. Tiêu biểu là vụ Vietcombank phát hành 15% cổ phần cho Mizuho; Bảo Việt và Vietinbank cũng là điểm đến của Sumitomo Life và UFJ Mishubishi Bank.
Giai đoạn từ 2014 đến nay:
Giai đoạn này chứng kiến sự phục hồi của M&A sau khi sụt giảm hơn 50% giá trị năm 2013. Khung pháp lý cho hoạt động này tiếp tục được cải thiện nhờ việc sửa đổi một số luật như: Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Bất động sản. Quy định nới “room” cho khối ngoại (Nghị định số 60/2015/NĐ-CP) góp phần khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các DN nội.
Theo thống kê của Viện Mua bán, sáp nhập Thụy Sỹ (IMAA), Việt Nam có 313 vụ M&A trong năm 2014, với giá trị lên đến 4,2 tỷ USD. Năm 2015, có 341 vụ với tổng giá trị lên tới 5,2 tỷ USD và thậm chí năm 2016 còn cao hơn với 611 vụ và 5,8 tỷ USD.
Ngành bán lẻ dẫn đầu về M&A giai đoạn này với làn sóng đầu tư từ Thái Lan. Thương vụ tiêu biểu là Tập đoàn TCC mua lại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam với giá 879 triệu USD.
Hai thương vụ lớn khác là tập đoàn Central Group chi 1,14 tỷ USD mua Big C Việt Nam và thông qua công ty con Power Buy mua 49% cổ phần công ty NKT – sở hữu Siêu thị Nguyễn Kim. Năm 2014, Vingroup mua 70% cổ phần Ocean Retail để phát triển thành chuỗi siêu thị Vinmart. Cùng giai đoạn này, Aeon của Nhật đã mua 30% cổ phần Fivimart và 49% cổ phần Citimart.
Lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng là điểm sáng sau vụ Kinh Đô chuyển nhượng 80% cổ phần Công ty Kinh Đô Bình Dương cho Mondelez (Hoa Kỳ) với giá 370 triệu USD năm 2015.
Tuy không có thương vụ giá trị hàng tỷ USD, nhưng bất động sản giai đoạn này cũng là ngành thực hiện M&A sôi động. Đáng chú ý nhất là thương vụ Mirae Asset cùng tập đoàn AON, BGN rót 382 triệu USD mua Keangnam Landmark 72; Mapletree Investments mua lại Dự án Kumho Asiana Plaza từ liên doanh Kumho Industrial và Asiana Airlines với giá 215 triệu USD; New Life RE mua lại Khách sạn Duxton Hotel từ Low Keng Huat với mức giá 49,2 triệu USD.
Nửa đầu năm 2019, ước tính tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt gần 5,43 tỷ USD, bao gồm gần 2,8 tỷ USD từ các thương vụ được công bố tại Việt Nam và khoảng 2,64 tỷ USD góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Dưới đây là một số các thương vụ M&A tiêu biểu tại Việt Nam:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm