Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động

Bởi Trần Thu Thủy - 13/02/2020
view 629
comment-forum-solid 0

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động

" aria-expanded="false">Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động

" aria-expanded="false">

Khi người lao động gặp tai nạn lao động, trách nhiệm của công ty/doanh nghiệp ra sao và người lao động cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ nào để được hưởng quyền lợi của mình?

Hiện nay, chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây tại Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

(ii) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

(iii) Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Nếu người bị tai nạn lao động có đủ các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động thì được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động

Theo Bộ luật Lao động 2012 Điều 144 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(i) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

(ii) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

(iii) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Luật An toàn, vệ sinh lao động tại Điều 38, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

 Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; (b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; (c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

 Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

 Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; (b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

 Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

 Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Căn cứ vào quy định trên,  người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương tiền lương theo hợp đồng lao động, bồi thường cho người lao động bị tai nạn mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật; Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Quyết định 636/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội tại Điều 14 Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:

1. Sổ BHXH.

2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).

3. Biên bản Điều tra TNLĐ theo quy định.

4. Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).

6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội.

Trách nhiệm của người lao động và thân nhân người lao động người lao động bị TNLĐ, BNN lần đầu hoặc giám định tổng hợp: Nộp cho người sử dụng lao động hồ sơ quy định tại các Khoản 1, 4 và 6 Điều 14 đối với hưởng chế độ TNLĐ .

Trách nhiệm của người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động lập hồ sơ, giới thiệu người lao động đang đóng BHXH ra Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động làm căn cứ hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp TNLĐ, BNN (bao gồm cả trường hợp người lao động đã nghỉ việc nhưng trong thời gian làm việc bị TNLĐ hoặc mắc BNN) trừ trường hợp giám định do TNLĐ, BNN tái phát. Tiếp nhận hồ sơ từ người lao động để hoàn thiện theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 hoặc Điều 17 hoặc Điều 18 hoặc Khoản 1 Điều 19 hoặc Điều 22 để chuyển đến cơ quan BHXH nơi người sử dụng lao động đóng BHXH.

Bạn cần liên hệ với người sử dụng lao động để được hướng dẫn hoàn thiện về hồ sơ trợ cấp tai nạn lao động cho chồng bạn. Hồ sơ hưởng BHXH và thời hạn giải quyết hưởng các chế độ BHXH phải đảm bảo đúng quy định của Luật BHXH 2014.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Đức Việt – Phòng Doanh Nghiệp– Công ty Luật TNHH Everest.


Liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest để được tư vấn chi tiết:

Trụ sở: Tầng 04 Tòa nhà Times, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 02, Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

Chi nhánh Quảng Ninh: Khu tái định cư xã Đoàn Kết, Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 04 Khu B, Tòa nhà Indochina Park, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, HCM

Điện thoại: 024-66 527 527 – Tổng đài tư vấn: 1900 6198 – E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.71273 sec| 1023.398 kb