Trường hợp người sử dụng đất làm mất sổ đỏ, cần thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn cấp lại sổ đỏ không quá 10 ngày.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198
Sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi khác của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tùy vào từng giai đoạn mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên gọi khác nhau dựa vào màu sắc.
Sổ đỏ có phải là tài sản không?
Sổ đỏ không phải là tài sản. Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: "Điều 105. Tài sản: 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".
Đồng thời Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Điều 115. Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác".
Như vậy quyền sử dụng đất được xem là quyền tài sản tuy nhiên sổ đỏ, sổ hồng không phải là tài sản. Sổ đỏ, sổ hồng là chứng thư pháp lý, văn bản ghi nhận quyền sử dụng đất.
Do các nguyên nhân khách quan người dân có thể bị mất sổ đỏ, trong trường hợp này, hộ gia đình, cá nhân cần nhanh chóng thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ đã bị mất.
Thủ tục cấp lại sổ đỏ như sau:
Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Trong quá trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ địa chính, bao gồm:
Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai như sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm