Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến hiện nay. Đây là một phương thức có nhiều ưu điểm và được các thương nhân tin tưởng. Ngoài việc lựa chọn các hòa giải viên độc lập, các thương nhân có thể lựa chọn đưa tranh chấp đến các tổ chức hòa giải để giải quyết. Bài viết sẽ chia sẻ cụ thể các quy định về tổ chức hòa giải thương mại hiện nay.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Hiện nay, quy định về hòa giải thương mại được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
Theo đó, hoạt động hòa giải thương mại được hiểu là cách thức giải quyết tranh chấp thương mại hình thành theo thỏa thuận các bên. Việc xử lý được thực hiện bởi hòa giải viên thương mại. Họ đóng vai trò trung gian, hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định.
Bên thứ ba là hòa giải viên, có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Họ sẽ giúp các bên phân tích vấn đề; đưa ra gợi ý; phương án xử lý tranh chấp; nhưng không thay các bên tự đưa ra phán quyết cho tranh chấp. Đây là một điểm khác với Tòa án và trọng tài.
Xem thêm thông tin liên quan tại: Mẫu đơn hòa giải giải tranh chấp đất đai
Có thể hiểu, tổ chức hòa giải thương mại là một tổ chức quy tụ nhiều hòa giải viên. Ở đó, nhiệm vụ chính của tổ chức hòa giải thương mại là cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại.
Theo đó, có hai loại hình tổ chức hòa giải thương mại:
Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này. Họ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Những trung tâm hòa giải này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm giúp đỡ các bên giải quyết tranh chấp.
Mỗi trung tâm sẽ ban hành quy chế, điều lệ riêng. Trong đó, điều lệ sẽ quy định các chức danh, cơ cấu tổ chức, ... trong trung tâm hòa giải đó. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.
Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại muốn thực hiện hoạt động hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
Bên cạnh Trung tâm hòa giải, để được phép thực hiện hoạt động hòa giải thương mại, Trung tâm Trọng tài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền để thực hiện hòa giải. Cụ thể, các sáng lập viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài thì bổ sung hồ sơ, dự thảo Quy tắc hòa giải. Hồ sơ được gửi đến Bộ Tư pháp để được cho phép thực hiện hòa giải.
Tổ chức hòa giải thương mại có một số quyền cơ bản như sau:
Thứ nhất, thực hiện hoạt động hòa giải thương mại đối với các tranh chấp thương mại. Đây là hoạt động chính, nổi bật của tổ chức hòa giải thương mại.
Thứ hai, được nhận thù lao và các khoản thu nhập hợp pháp khác liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại. Cụ thể, hoạt động hòa giải trong Trung tâm Trọng tài có tính thù lao cho các hòa giải viên. Nên khi thực hiện hòa giải, thì hòa giải viên, trung tâm trọng tài có thể có quy định về mức thu lao cho hoạt động giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, quản lý các hòa giải viên thương mại trong tổ chức. Cụ thể, đó là các hoạt động: xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên; xét chọn hòa giải viên; lập danh sách; xóa tên hòa giải viên trong danh sách của tổ chức mình.
Ngoài ra, tổ chức hòa giải còn có một số quyền khác như: chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu tổ chức mình; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng hòa giải; ... và một số quyền khác theo luật định.
Bên cạnh các quyền được quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, tổ chức hòa giải thương mại còn có các nghĩa vụ cần tuân thủ sau đây:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm