Luật sư trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Minh Khuê của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

II. Nội dung phân tích

1. Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lí người lao động bổ trốn

Theo quy định tại điều 35, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

"Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;

b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;

c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.”

Ngoài ra, người lao động có hành vi vi phạm bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc về nước và cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm.

Tuy nhiên, theo công văn số 3957/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 15/10/2013 về việc thông tin tuyên truyền về Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1456/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Lao động – thương binh và xã hội đã ra chính sách ân hạn dành cho đối tượng người lao động trong diện vi phạm ở nước ngoài tự nguyện trở về nước trong thời hạn 3 tháng kể từ khi Nghị định 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực (10/10/2013). Tức là nếu người lao động Việt Nam đã có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc đã ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, mà tự nguyện về Việt Nam trước ngày 11/01/2014 thì sẽ không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên.

Theo như bạn nói nếu bạn bỏ trốn khỏi nơi làm viêc thì bạn sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng và ngoài ra bạn còn bị buộc về nước và Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm của mình

Và mức phạt tiền này áp dụng đối với người vi phạm nên bạn phải tự đóng rồi vì đây là mức phạt cho hành vi bỏ trốn của bạn, đây là tiền phạt bạn phải chịu chứ không phải là bên bạn đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động ban đầu.

2. Hậu quả của việc người lao động bỏ trốn

Chia sẻ những thiệt hại mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải gánh chịu khi lao động bỏ trốn, ông Ngô Quang Hải - cán bộ phụ trách đối ngoại của Cty CP May và xuất khẩu lao động Phú Thọ - cho biết: “DN chúng tôi có chức năng xuất khẩu lao động theo giấy phép của Bộ LĐ-TB&XH. Thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là Đài Loan với các công việc làm tại các công xưởng, nhà máy.

Lao động có mức thu nhập khá cao, nhiều trường hợp, hết hợp đồng lại được chủ sử dụng gia hạn thêm hoặc ký tiếp hợp đồng nên càng có điều kiện tăng lương do có nhiều kinh nghiệm. Có đơn vị sử dụng lao động còn động viên lao động Việt Nam bằng hình thức cho đi du lịch ở Nhật Bản, Hàn Quốc …Thế nhưng, vẫn có không ít lao động tự phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp, gây thiệt hại không nhỏ cho chúng tôi và chính lao động”.

Cũng theo ông Hải, sau mỗi sự cố lao động bỏ trốn, do hoạt động sản xuất bị gián đoạn, chủ lao động bị khách hàng phạt chậm tiến độ giao hàng, xuất xưởng và phải bỏ thêm thời gian,chi phí để tuyển lao động mới thay thế nên lập tức quay sang phạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng hình thức phạt tiền và cắt chỉ tiêu tiếp nhận lao động.

Bản thân người lao động sau khi bỏ trốn ra ngoài theo lời dụ dỗ của các đối tượng môi giới bất hợp pháp một thời gian, đều chịu cảnh sống và làm việc chui lủi, không có giấy phép lao động, không có hộ chiếu, không có thẻ cư trú, bị bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục, bị cảnh sát địa phương bắt và giam giữ , phạt tù …rồi cuối cùng là bị dẫn độ, trục xuất về nước.

Nguyên nhân tình trạng lao động bỏ trốn một phần do người quản lý lao động (như nhà máy, công xưởng, văn phòng đại diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động...) chưa phát hiện kịp thời tranh chấp của người lao động đối với người sử dụng lao động để có biện pháp giúp đỡ, can thiệp dẫn đến việc người lao động bức xúc, tự giải quyết bằng hình thức bỏ việc. Một phần khác do lao động “đứng núi này trông núi nọ” và bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục đã nhanh chóng phá hợp đồng bỏ trốn bất hợp pháp để rồi phải gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn