Vì sao gia đình tôi bị phạt khi không trồng lúa?

Bởi Trần Thu Thủy - 01/02/2020
view 488
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Gia đình tôi có mảnh đất gần 500m2 để trồng lúa song gần đây chuyển sang trồng cây keo thay thế và bị công an xã phạt bốn triệu, yêu cầu phá bỏ.

Xin hỏi công an xã xử phạt vậy có đúng không? Tôi muốn chuyển từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm thì phải làm hồ sơ, thủ tục thế nào?

Luật sư trả lời

Theo điểm a khoản 1 điều 57 Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển "đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối” phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Theo thông tin cung cấp, gia đình bạn đã tự ý bồi lấp diện tích đất trồng lúa để trồng cây keo mà không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hành vi này vi phạm quy định của pháp luật đất đai và có thể bị xử phạt hành chính 2-20 triệu đồng theo khoản 1 điều 6 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, nếu chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sẽ bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 ha;

- Phạt tiền từ trên 5-10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 3 ha;

- Phạt tiền từ trên 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 ha trở lên.

Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, bạn còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Như vậy, việc công an xã xử phạt gia đình bạn mức phạt bốn triệu đồng và buộc khôi phục lại diện tích để trồng lúa là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Để chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường, bao gồm:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.62545 sec| 986.57 kb