Việt Nam quy định đối xử với động vật như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 11/01/2020
view 698
comment-forum-solid 0
Luật Thú Y năm 2015 yêu cầu giảm thiểu đau đới, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, giết mổ.

Luật Thú Y năm 2015 dành riêng một điều quy định "đối xử với động vật".

Theo đó, tổ chức, cá nhân chăn nuôi, sử dụng động vật có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, vận chuyển phù hợp với từng loài động vật; đặc biệt phải giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật làm cảnh, nuôi bảo tồn đa dạng sinh học có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật này.

Nghị định số 90/2017 là căn cứ xử phạt vi phạm về thú y, giết mổ, vận chuyển động vật, cụ thể:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng với chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ không có nơi thu gom, xử lý nước thải, chất thải.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng với cơ sở thu gom động vật không có khu vực riêng biệt với từng loài động vật; sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng với chợ chuyên kinh doanh động vật có một trong các hành vi địa điểm không theo quy hoạch của chính quyền địa phương; không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật; sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 6.000.000 đồng với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ...

- Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng với hành vi trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; hành vi người trực tiếp tham gia giết mổ, sơ chế, chế biến không bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh thú y trong quá trình thực hiện.

- Phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với hành vi không thực hiện đúng quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

- Phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng với cơ sở sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

- Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng..

- Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng với hành vi người trực tiếp tham gia giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật không bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh thú y trong quá trình thực hiện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

 

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.33185 sec| 986.695 kb