Hiện nay, nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Do trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, cũng như mong muốn có thể gửi gắm những đứa trẻ đến với những nơi có điều kiện tốt. Tuy nhiên, nhiều đối tượng dùng hành vi làm giả giấy tờ để nhận nuôi con nuôi.
ài tư vấn pháp luật dân sự được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Xử lý hành vi vi phạm về nuôi con nuôi
Điều 50 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24/09/2013 về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:(i) Cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho, nhận con nuôi;(ii) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:(i) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi; (ii) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi; (iii) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; (iv) Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
(i) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
(ii) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước;
(iii) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật;
(iv) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.
Biện pháp khắc phục hậu quả về nuôi con nuôi
Để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định hai biện pháp khắc phục:
- Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi: (i) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi; (ii) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi:
(i) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;
(ii) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;
(iii) Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước;
(iv) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi;
(v) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật;
(vi) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm