Áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự - Lưu ý những gì

view 1148
comment-forum-solid 0

Phong tục tập quán vốn là khái niệm rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Dân tộc ta với lịch sử lâu đời đã sản sinh ra rất nhiều những phong tục tập quán định hình nên xã hội. Việc áp dụng tập quán như là một nguồn bổ trợ cho pháp luật sẽ giúp cho pháp luật tiếp cận gần hơn với xã hội, sát thực tiễn hơn.

1- Tập quán là gì ? Mối quan hệ của tập quán với pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015, khái niệm tập quán được xác định như sau: "Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự."

Tập quán có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, xét về mặt tác động của tập quán tới pháp luật có thể nhận ra hai phương diện chính: tác động đến việc hình thành pháp luật và tác động đến việc thực hiện pháp luật.

Đối với việc hình thành pháp luật, nhiều tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật đã góp phần tạo nên pháp luật, có thể kể đến như tập quán xác định dân tộc cho con, tập quán giải thích giao dịch dân sự,... Đối với những tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành những quy phạm thay thế chúng, từ đó góp phần hình thành quy phạm pháp luật mới.

Đối với việc thực hiện pháp luật, những tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước, được thừa nhận trong pháp luật sẽ góp phần làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh hơn, do các tập quán đã thấm nhuần vào mọi hành động của người dân trong xã hội. Ngược lại, đối với những tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật trong thực tế, cần phải loại trừ những tập quán này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Cơ sở pháp lý áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự

Trong một số quan hệ xã hội nhất định, pháp luật sẽ không có quy định cụ thể để điều chỉnh quan hệ đó. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của tập quán.

Xét trong hệ thống pháp luật dân sự, tập quán được thể hiện trong những quy phạm pháp luật cụ thể (Bộ luật dân sự; các luật, bộ luật liên quan; các văn bản dưới luật; án lệ)

Trong các Bộ luật dân sự của nước ta từ năm 1995 cho đến nay, vấn đề vận dụng tập quán luôn được quy định rõ ràng:

Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 1995: Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật

“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.”

Điều 3 Bộ luật Dân sự 2005: Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật

“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.”

Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015: Áp dụng tập quán

“1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.”

Nhìn chung, từ khi Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm 1995 cho đến Bộ luật Dân sự hiện hành là Bộ luật Dân sự 2015, các bộ luật đều đề cập đến vấn đề sử dụng tập quán vào giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực pháp luật dân sự. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Áp dụng tập quán trong các lĩnh vực pháp luật liên quan đến dân sự

Ngoài Bộ luật Dân sự, những văn bản đóng vai trò là nguồn của luật dân sự như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật thương mại cũng có những quy định liên quan đến áp dụng tập quán:

Điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình

“1. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

  1. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”

Điều 13 Luật Thương mại năm 2005: Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

“Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.”

Khoản 1 Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định: “Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.”

Như vậy, việc sử dụng tập quán vào giải quyết các vấn đề trong pháp luật dân sự đã được phổ biến trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên đây mới chỉ ở trên cơ sở lý thuyết, vấn đề sử dụng tập quán vào giải quyết những vụ việc thực tiễn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Kết luận: Pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tập quán. Pháp luật dân sự điều chỉnh hai quan hệ căn bản của xã hội là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Với mức độ phổ biến trong xã hội, tập quán có thể ảnh hưởng đến bất kì quan hệ nào mà lĩnh vực dân sự điều chỉnh. Sự ảnh hưởng này nếu được tận dụng đúng hướng sẽ phát huy vai trò của nó. Ngược lại, nếu không có chính sách đúng đắn, việc áp dụng tập quán có thể sẽ đi chệch quỹ đạo về mục đích.

Xem thêm:

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự - Lưu ý những gì được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự - Lưu ý những gì có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Trần Đình Thanh

Luật sư Trần Đình Thanh

http://phaptri.vn Luật sư Trần Đình Thanh là tác giả, cố vấn chuyên môn cho các bài viết tư vấn pháp luật tại website phaptri.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.16465 sec| 1042.508 kb