Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật

view 423
comment-forum-solid 0

Ở Việt Nam, trong thực tế, một số doanh nghiệp xã hội đã phát triển từ các hợp tác xã. Những năm trở lại đây, hoạt động của mô hình doanh nghiệp này được đẩy mạnh ở nước ta. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào về doanh nghiệp xã hội.

1- Doanh nghiệp xã hội là gì ?

Luật doanh nghiệp năm 2020 đưa ra một định nghĩa chính thức về loại hình doanh nghiệp này như sau: (i) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014; (ii) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề môi trường vì lợi ích cộng đồng; (iii) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Tổng hợp lại toàn bộ các định nghĩa, có thể đúc rút ra được một định nghĩa về khái niệm doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội là một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp , hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một hoặc các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng để phục vụ mục tiêu xã hội, ngoài ra doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng như giáo dục, văn hóa, môi trường, đào tạo nghề,... 

2- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội là tập hợp các quy định do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện về thành lập, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần của người kinh doanh nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế.

Ở nước ta hiện nay, pháp luật về doanh nghiệp xã hội bao gồm:

- Các quy định trực tiếp về doanh nghiệp xã hội chứa đựng trong Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội như Luật đầu tư, Luật thuế, Luật thương mại,..

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

[a] Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp, hiện diện theo một loại hình doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp

Doanh nghiệp xã hội phải được thành lập hợp pháp tương tự như những loại hình doanh nghiệp thông thường, nghĩa là doanh nghiệp xã hội phải được hình thành thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp mà pháp luật đặt ra đối với người muốn thành lập. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng phải đáp ứng điều kiện kinh doanh đặt ra đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật nước ta thừa nhận 4 loại hình doanh nghiệp, đó là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên). Như vậy, doanh nghiệp xã hội có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp trên để tổ chức mô hình kinh doanh và đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

[b] Doanh nghiệp xã hội có hoạt động kinh doanh nhưng luôn đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

Doanh nghiệp xã hội được thành lập vì mục đích kinh doanh cũng như doanh nghiệp xã hội phải tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Không giống như tổ chức phi lợi nhuận vì mục đích xã hội hay doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội cũng được coi là một tổ chức kinh tế nhằm mục đích sinh lợi. Điều đặc biệt ở đây là trước khi thành lập, doanh nghiệp xã hội đã xác định được  vấn đề xã hội mà mình có nhiệm vụ giải quyết (giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp, vấn đề kinh tế cho người khuyết tật, vấn đề kinh tế cho nạn nhân mua bán người,...). Thay vì trông đợi vào nguồn lực tài trợ từ Chính phủ và các cá nhân, tổ chức trong xã hội, doanh nghiệp xã hội thực hiện hoạt động kinh doanh để kiếm lợi nhuận, từ đó có nguồn lực để thực hiện vấn đề xã hội mà họ giải quyết.

Nhìn chung có thể nhận xét doanh nghiệp xã hội chính là sự giao hòa của mô hình doanh nghiệp kinh doanh truyền thống với các tổ chức thiện nguyện vì mục đích xã hội. Doanh nghiệp xã hội vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận nhưng đó không phải mục tiêu hàng đầu, thay vào đó mục tiêu xã hội được đặt lên trên hết. Mục tiêu của doanh nghiệp xã hội “không phải lấy lợi nhuận, mà là phục vụ những yêu cầu xã hội, như xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ đối tượng bị yếu thế, xử lý vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường, đào tạo cho người khuyết tật,..” Doanh nghiệp xã hội hoạt động với phương châm gửi hạt chứ không tặng quả, xác định nhóm đối tượng cần được hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho họ, lợi nhuận từ doanh nghiệp giải quyết vấn đề gốc rễ của những khó khăn xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

[c] Doanh nghiệp xã hội thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

Theo như quy định tại điểm c khoản 1 điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp xã hội phải thực hiện tái đầu tư phần lợi nhuận ít nhất lên đến 51% để phục vụ mục tiêu xã hội. 

Ở doanh nghiệp thông thường, lợi nhuận thu được từ kinh doanh sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước sẽ được sử dụng để chia cho các thành viên, tái đầu tư hoặc thiết lập một số quỹ nội bộ. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội cũng thực hiện hoạt động kinh doanh và có lợi nhuận tương tự như các doanh nghiệp thông thường nhưng lại phải sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi. Các nhà đầu tư vào doanh nghiệp xã hội hoàn toàn không đòi hỏi mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà họ hướng tới giải quyết vấn đề xã hội hơn cả.

[d] Đối tượng phục vụ và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhóm yếu thế và các vấn đề xã hội, môi trường vì mục đích cộng đồng

Đối tượng mà doanh nghiệp xã hội dành nguồn lực tài chính để hỗ trợ chính là nhóm người yếu thế và các vấn đề xã hội, môi trường. Nhóm yếu thế ở đây được hiểu là nhóm người có khả năng hạn chế về tài chính, việc làm, cơ hội học tập, cơ hội được đào tạo, cơ hội có việc làm,...do những điều kiện hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, trẻ em cơ nhỡ). Trong khi đó vấn đề bảo vệ môi trường cũng là đối tượng đáng được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh những hệ quả của ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến đời sống con người một cách nghiêm trọng.

Ở doanh nghiệp thông thường, với việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận thuần túy, đối tượng mà họ hướng đến là khách hàng, đối tác có khả năng cao đáp ứng về nhu cầu của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội lại xác định ngay từ thời điểm thành lập rằng lợi nhuận chỉ là phương thức để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Do vậy, đối tượng hướng đến của doanh nghiệp xã hội là những đối tượng cần sự hỗ trợ, mà rõ ràng họ không hề có khả năng chi trả tài chính.

Xem thêm:

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

[a] Bài viết Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội theo quy định pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

 

Luật sư Trần Đình Thanh

Luật sư Trần Đình Thanh

http://phaptri.vn Luật sư Trần Đình Thanh là tác giả, cố vấn chuyên môn cho các bài viết tư vấn pháp luật tại website phaptri.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.57581 sec| 1049.164 kb