Hiện nay, các công việc về giao dịch dân sự bằng hợp đồng ngày càng nhiều và trở nên phổ biến. Khi tham gia các giao kết những loại hợp đồng này thì các bên đều mong muốn có lợi cho mình nên thường sẽ đưa ra các điều khoản về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng mà cụ thể bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm ra sao? Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những quy định chung về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Những quy định chung về bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo cách thức phân loại về bảo lãnh ngân hàng thì đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cùng một loại với cách phân loại theo mục đích sử dụng. Như vậy có thể hiểu Bảo lãnh hợp đồng là một biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện hợp đồng do tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện thay các khoản nợ đúng và đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đã ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì vẫn chưa có quy định cụ thể nào về hình thức bảo lãnh thực hiện cho hợp đồng nên biện pháp bảo đảm này có thể được thực hiện với hình thức văn bản hoặc với hình thức là lời nói đều sẽ phát sinh hiệu lực như nhau.
Ở Việt Nam, thông thường với các hoạt động đấu thầy trước khi hợp đồng có hiệu lực thì nhà thầu thường nộp dưới hình thức thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành.
Hiện nay, thư bảo lãnh sẽ có giá trị cho đến khi hợp đồng được hoàn thành và thời hạn có hiệu lực sẽ do các bên thỏa thuận nhưng thường là sẽ bắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu cho đến thời hạn kết thúc là khi hoàn thành hợp đồng.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật
Khi tiến hành xác lập bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo lãnh là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ . Còn về toàn bộ nghĩa vụ thì đây có thể là nghĩa vụ gốc tức nghĩa vụ ban đầu hoặc nghĩa vụ gốc và nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà nó phát sinh như tiền lãi hoặc thiệt hại phải bồi thường.
Còn về một phần nghĩa vụ là đối tượng của nghĩa vụ được chia thành nhiều phần nhỏ hoặc đối tượng nghĩa vụ là công việc nhưng công việc đó có thể chia thành nhiều phần khác nhau để thực hiện. Lúc này các bên có thể thỏa thuận nhận bảo lãnh một phần của nghĩa vụ chính.
Khi thực hiện việc bảo lãnh thì bên được bảo lãnh sẽ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp khi còn trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hay gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Nếu các bên có thỏa thuận về phạm vi bảo lãnh là bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bao gồm cả nghĩa vụ chính , tiền lãi và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác.
Biện pháp này thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc việc bên được bảo lãnh không thể dùng tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ vì tài sản dùng cho việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm nên trong quan hệ bảo đảm bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo đảm.
Bên bảo lãnh có quyền được bên được bảo lãnh hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh cùng với việc được thanh toán các khoản thù lao nếu các bên có thỏa thuận.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh là thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đủ. Bên cạnh đó, bên bảo lãnh còn có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh hoặc có thể sẽ phải liên đới thực hiện bảo lãnh trong trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ.
Trong quan hệ dân sự này thì bên được bảo lãnh không có quyền với cả hai chủ thể còn lại mà chỉ có các nghĩa vụ như sau:
Bên được bảo lãnh phải chi trả các khoản thù lao như đã cam kết với bên bảo lãnh và có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ các phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh.
Đồng thời, bên được bảo lãnh còn có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ về các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Đối với bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường thiệt hại do vi phạm về nghĩa vụ bảo lãnh. Có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các trường hợp đã được quy định theo Điều 341 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ngoài ra, bên nhận bảo lãnh còn có quyền yêu cầu người đại diện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.
Thông thường trong quan hệ này không có thù lao do bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh có mối quan hệ gia đình hay thân quen nhưng trong trường hợp các bên có thỏa thuận về mức thù lao khi thực hiện việc bảo lãnh thù bên bảo lãnh sẽ được nhận từ bên được bảo lãnh một mức thù lao theo như hai bên đã thỏa thuận.
Trong bài viết này đã cung cấp đến bạn các thông tin về những quy định của pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Hi vọng với những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong công việc và trong cuộc sống.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm