Bị cáo ốm đang chữa bệnh, phiên tòa sơ thẩm có bị hoãn?

Bởi Trần Thu Thủy - 11/01/2020
view 493
comment-forum-solid 0

Trong trường hợp bị cáo đang đi điều trị, phiên tòa sơ thẩm có thể hoãn trong một tháng.

Phân tích tình huống pháp lý khi phiên tòa sơ thẩm sắp diễn ra, nếu bị cáo có vai trò quan trọng bị ốm phải điều trị tại bệnh viện, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng về nguyên tắc bất cứ ai mắc bệnh đều phải được thăm khám và điều trị theo đúng quy định, dù đó là phạm nhân hay người đang bị bắt.

Trong trường hợp bị can do đang điều trị mà không thể có mặt, tòa án phải tạm dừng phiên xét xử trong khoảng một tháng. Việc xét xử phiên sơ thẩm là công khai không phải dựa vào hồ sơ do vậy bị can không xuất hiện để trả lời thẩm vấn sẽ khiến tòa khó tuyên án hoặc ra bản án phù hợp.

"Trường hợp nhiều lần hoãn thì có thể tạm đình chỉ vụ án để bị can có sức khỏe ổn định rồi xét xử tiếp", luật sư Trương Anh Tú nói.

Quy trình đưa người bị bắt đi khám bệnh

Theo Thông tư liên tịch số 01/2018 của Bộ Công an- Bộ Quốc Phòng- TANDTC-VKSNDTC, trong trường hợp đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ ra lệnh trích xuất; đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam biết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.

Khi nhận được thông báo của cơ sở giam giữ, nếu cần phối hợp quản lý, giám sát, cơ quan đang thụ lý vụ án cử cán bộ phối hợp với cơ sở giam giữ để có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án cần làm việc với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh phải trao đổi trực tiếp và được sự nhất trí của bác sĩ điều trị và phối hợp với cơ sở giam giữ để thực hiện.

Trường hợp cần trưng cầu giám định pháp y, pháp y tâm thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án chủ trì hoàn chỉnh các thủ tục đề nghị giám định, phối hợp với cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến nơi giám định.

Trường hợp có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án chủ trì phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.25946 sec| 987.156 kb