Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - các quy định cần nắm rõ cần lưu tâm

view 364
comment-forum-solid 0

Khi rơi vào các trường hợp thu hồi đất, người dân cần phải nắm rõ các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để hưởng được những quyền lợi nhất định. Dưới đây là một số thông tin cần lưu tâm khi rơi vào các trường hợp trên.

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bồi thường hỗ trợ tái định cư là gì?

Bồi thường hỗ trợ tái định cư là các chính sách riêng biệt về thu hồi đất

Khi thu hồi đất, Nhà nước cũng đã dự liệu được các chính sách nhằm hỗ trợ người dân ổn định hơn sau khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất. Trong đó, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là các chính sách Nhà nước đã dự liệu và xây dựng quy định rõ ràng để áp dụng.

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là ba chính sách hoàn toàn riêng biệt. Khi rơi vào các trường hợp thu hồi đất, người dân cần phải tìm hiểu xem hoàn cảnh của mình có đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc, điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ các chính sách này hay không, có thể hiểu nôm na các chính sách này như sau:

(i) Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. (theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)

(ii) Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.(theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)

(ii) Tái định cư là chính sách giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại với các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi theo quy định.

Chi tiết về phân biệt, xem thêm tại: Phân biệt chính sách bồi thường và tái định cư

Chi trả tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư

Như đã đề cập, Bồi thường hỗ trợ tái định cư là các chính sách hoàn toàn riêng biệt của Nhà nước nhằm ổn định cuộc sống của người dân sau khi nhà nước thu hồi.

Theo Điều 93 Luật Đất Đai năm 2013 việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

(i)Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

(ii) Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

(iii) Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

(iv) Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Những vướng mắc về các chính sách này, vui lòng xem thêm chi tiết tại đây!

Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư quy định ra sao?

Nhà nước sẽ giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho: Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gồm:

a/ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện;

b/ Tổ chức phát triển quỹ đất

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm:

a/ Đại diện cơ quan Tài chính;

b/ Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường;

c/ Đại diện cơ quan Kế hoạch và đầu tư;

d/ Chủ đầu tư;

đ/ Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi;

e/ Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;

g/ Một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất được thuê doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thể kể đến như bồi thường về đất, bồi thường về tiền, bồi thường về nhà ở, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, bố trí tái định cư...v..v..

Các phương án về hỗ trợ, tái định cư cần được lập cụ thể và trải qua các bước phê duyệt, lấy ý kiến trước khi tiến hành. 

Tùy vào từng thửa đất, trường hợp đất bị thu hồi cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền lập phương án phù hợp.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Do đó, không hề có một phương án nào giống với phương án nào đối với các trường hợp bị thu hồi đất. Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước phối hợp với người có liên quan đến kế hoạch thu hồi đất mang lại các phương án hỗ trợ, tái định cư phù hợp và tốt nhất cho người dân.

Để xem thêm các bài viết liên quan đến vấn đề này, vui lòng tìm hiểu tại: Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy đinh mới nhất

Thực trạng bồi thường hỗ trợ tái định cư

Bất cập trong pháp luật

Có thể nhận thấy, mặc dù các quy định liên quan đến lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thiết lập. Tuy nhiên, vẫn tồn tại vướng mắc, bất cập. Các bất cập trong bồi thường hỗ trợ tái định cư có thể nhận ra như:

Thứ nhất, bất cập về các quy định về chức năng nhiệm vụ của các chức vụ làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tức là, mặc dù Nhà nước đã dự liệu và quy định những cơ quan có thẩm quyền thực hiện có công việc này như Hội đồng, Tổ chức, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể cho từng nhiệm vụ quyền hạn mà các cơ quan này thực hiện. Điều đó sẽ làm cho pháp luật về đất đai thiếu sót, không đi đến thống nhất.

Thứ hai, để hạn chế những khiếu nại, tố cáo về đất đai, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần làm rõ nguyên tắc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Bất cập trên thực tế áp dụng

Trên thực tế, còn nhiều cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn chưa được tào đạo chuyên môn về vấn đề này. Có thể thấy, trên thực tế, vì thiếu sót những quy định về nhiệm vụ quyền hạn cũng như khó có thể đào đạo ra những lớp nghiệp vụ nên các vấn đề thực hiện về các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn thực hiện lỏng lẻo và chưa chuyên nghiệp. Trong tương lai, các kế hoạch về thu hồi đất nhằm thực hiện hiệu quả nhất đối với mục đích sử dụng sẽ được Nhà nước chú trọng nhiều. Vì vậy, cần phải nhanh chóng có nhiều giải pháp, kiến nghị cụ thể để các khiếu nại tố cáo sẽ tỉ lệ nghịch với hành vi, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Phân biệt chi tiết về hỗ trợ và tái định cư, xem thêm: Phân biệt hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.55620 sec| 1071.023 kb