Nội dung bài viết [Ẩn]
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được quy định thế nào? Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là gì?
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau.
Theo đó, bồi thường thiệt hại khi nhiều người cùng gây thiệt hại là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường khi nhiều người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại là có hành vi cùng gây thiệt hại của những người gây thiệt hại.
Để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định trên có thể xảy ra một trong hai trường hợp: Nhiều người gây thiệt hại cho một người; Nhiều người gây thiệt hại cho nhiều người
Xem thêm: Có được yêu cầu hàng xóm bồi thường khi cây nhà hàng xóm gây thiệt hại cho nhà mình không?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Hành vi trái pháp luật của những người gây ra thiệt hại thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra thiệt hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó. Trách nhiệm bồi thường do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng phải có từ hai chủ thể trở lên, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này.
Trên thực tế, có trường hợp một người gây thiệt hại cho nhiều người, nếu thiệt hại của những người gây thiệt hại là một khối thống nhất thì phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng đây là quyền liên đới của nhiều người đối với một người có nghĩa vụ, trường hợp này không thuộc quy định tại Điều 587 BLDS.
Nếu nhiều người gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng liên đới trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền (bị thiệt hại) có thể là một hoặc nhiều người.
Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây thiệt hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại. Trường hợp những người gây thiệt hại có sự thống nhất ý chí trong việc gây thiệt hại, tuy nhiên mức độ thực hiện của từng người có thể khác.
Cùng gây thiệt hại được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào việc hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Cùng gây thiệt hại có thể là do họ cùng có lỗi cố ý (cùng thống nhất ý chí) trong việc gây ra thiệt hại. Có thể cùng một dạng hành vi (hai người cùng trộm cắp tài sản của một người), có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại.
Tóm lại, cùng gây thiệt hại được hiểu là tổng hợp hành vi, lỗi của nhiều người diễn ra dưới các dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại
Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định như bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi. Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể lỗi đó là vô ý hay cố ý.
Xem thêm: Người gây thiệt hại chết, đòi bồi thường từ ai?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm