Các căn cứ phân biệt công chức và viên chức

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 31/12/2019
view 603
comment-forum-solid 0
Công chức và viên chức đều thuộc nhóm lao động đặc biệt trong xã hội, là công dân Việt Nam và được tuyển dụng để làm việc trong các cơ quan nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên hai khái niệm vẫn có những điểm khác biệt, phạm vi bài viết này nhằm phân biệt công chức, viên chức ở các phương diện khái niệm, đặc điểm, cơ sở hình thành quan hệ làm việc,…

Khái niệm

Công chức: Theo khoản 2 điều 4 luật cán bộ công chức năm 2008, công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức: Theo điều 2 luật viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Luật điều chỉnh

Công chức: Luật cán bộ, công chức năm 2008

Viên chức: Luật viên chức năm 2010

Lương

Công chức: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập

Viên chức: hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập

Hoạt động

Công chức: thực hiện hoạt động công vụ - thực hiện chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Viên chức: thực hiện hoạt động nghề nghiệp – hoạt động thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ công mà nhà nước chịu trách nhiệm dảm bảo phục vụ nhân dân.

Đơn vị làm việc

Công chức: cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Viên chức: đơn vị sự nghiệp công lập.

Luật sư tư vấn pháp luật – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Cơ sở hình thành quan hệ làm việc

Công chức: bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng, bổ nhiệm

Viên chức: chế độ hợp đồng làm việc ( có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn)

Hình thức tuyển dụng

Công chức: việc tuyển dụng chủ yếu là qua thi tuyển, có xét tuyển nhưng phải đảm bảo điều kiện theo khoản 2 điều 37 luật cán bộ công chức năm 2008.

Viên chức: thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Điều kiện về tuổi dự tuyển

Công chức: đủ 18 tuổi trở lên

Viên chức: thông thường từ đủ 18 tuổi trở lên tuy nhiên có thể thấp hơn theo điều kiện tại điểm b khoản 1 điều 22 luật viên chức năm 2010.

Căn cứ tuyển dụng

Công chức: (điều 35 luật cán bộ, công chức năm 2008) yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế.

Viên chức: (điều 20 luật viên chức năm 2010) nhu cầu làm việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung đánh giá

Công chức: nội dung đánh giá rộng, liên quan đến những vấn đề lớn quy định tại điều 56 luật cán bộ, công chức năm 2008 đó là

“Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc

năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ

tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ

thái độ phục vụ nhân dân”.

Viên chức: nội dung đánh giá được quy định chi tiết, gắn với công việc của viên chức được quy định tại điều 41 luật viên chức năm 2010

"Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết

Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp

Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức

Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức”

Quyền

Công chức: quy định theo 4 nhóm quyền. Cụ thể đó là quyền của cán bộ, công chức bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi, các quyền khác của cán bộ công chức.

Viên chức: quy định theo 5 nhóm quyền với phạm vi rộng hơn. Cụ thể đó là quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp, quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, quyền của viên chức về nghỉ ngơi, quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định, các quyền khác của viên chức.

Hình thức xử lý kỷ luật

Công chức: 6 hình thức xử lý kỷ luật.

Đó là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Viên chức: 4 hình thức xử lý kỷ luật.

Đó là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.46216 sec| 1010.414 kb